Chú Giải Tin Mừng Thứ Sáu Tuần XIII Mùa Thường Niên (Mt 9:9-13) | Giáo Phận Phú Cường
Thiên Chúa dẫn đưa cuộc sống chúng ta, các biến cố may lành cũng có một giá trị quan phòng phải biết giải thích. Tình yêu con người không phải là một hậu quả ngẫu nhiên. Abraham nghiêm khắc đòi đầy tớ ông phải tìm vợ cho con ông theo tập tục thời đó, chị ta phải thuộc cùng bộ lạc : người ta không cưới một người lạ. Bởi vì điều này liên quan tới việc thông truyền Đức tin và lời hứa…
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Sáu Tuần XIII Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mt 9:9-13
Noel Quesson – Chú Giải
Bài đọc I : St 23,1-4. 19-24,l –8.62-67
Cuộc mai táng Sara.
Vợ của Abraham chết, một cái tang của gia đình. Một “biến cố ” thường xảy ra trong mọi gia đình . Nhưng con người của đức tin sắp biến giai thoại này thành một hành động tiên tri, theo chiều hướng tương lai do Chúa hứa.
Abraham dân du mục, mua một miếng đất để chôn cất vợ ông một cách xứng đáng. Nó có ý nghĩa lớn vì đây là bước đầu để tiến tới đất Chúa hứa.
Trong thánh đường Hồi giáo tại Hebron hôm nay, người ta còn kính mộ bà Sara, nơi Abraham đã chôn táng vợ ông “trong hang mộ tại cánh đồng Makpêla, đối diện với Mambrê, đất Canaan “.
Đất hứa của chúng ta, “sau khi chúng ta chết” cũng sẽ vĩnh viễn thuộc về chúng ta. Lạy Chúa, con hướng mắt nhìn về Chúa.
Nghĩ tới những người đã khuất trong gia đình, con cầu cho họ. Họ đang chiếm hữu Đất Hứa, họ vĩnh viễn thuộc về chúng ta. Lạy Chúa, con hướng mắt nhìn về Chúa.
Nghĩ tới những người đã khuất trong gia đình, con cầu cho họ. Họ đang chiếm hữu Đất Hứa, họ vĩnh viễn sống trong ánh sáng.
Hôn nhân của Isaac.
Thiên Chúa dẫn đưa cuộc sống chúng ta, các biến cố may lành cũng có một giá trị quan phòng phải biết giải thích. Tình yêu con người không phải là một hậu quả ngẫu nhiên. Abraham nghiêm khắc đòi đầy tớ ông phải tìm vợ cho con ông theo tập tục thời đó, chị ta phải thuộc cùng bộ lạc : người ta không cưới một người lạ. Bởi vì điều này liên quan tới việc thông truyền Đức tin và lời hứa.
Chuyển thông “lời Chúa hứa” cho con cái chúng ta : Điều này bậc cha mẹ thường quan tâm hơn cả. Trao ban sự sống thật cao cả. Nhưng còn phải sinh con vào đời sống Đức tin nữa. Thật khó con cái được tự do. Sự trung thành của Abraham hẳn được bảo đảm nhất nếu như Isaac con ông không lầm đường.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Isaac và Rebecca.
Isaac là người của sa mạc. Chiều xuống ông thấy một đoàn lạc đà đi tới. Rebecca ngồi trên một con trong đó. Nàng thấy một thanh niên bảnh trai. Nàng xuống khỏi lạc đà và hỏi đầy tớ : Người thanh niên đến gặp chúng ta là ai vậy?”. Rồi “mắc cỡ” , nàng lấy khăn che mặt lại…
Cảnh tượng một cuộc gặp gỡ giữa trai và gái. Một cảnh Đông phương đầy thi vị. Hôm Nay không còn diễn ra cảnh đó nữa. Nhưng vẫn một mầu nhiệm còn tồn tại với trọn mọi dữ kiện .
Nghĩ tới các người trẻ đang gặp nhau, tôi cầu nguyện cho họ.
Lạy Chúa, chớ gì cuộc gặp gỡ của họ được thực hiện dưới mắt Chúa. Chớ gì chúng được triển nở và có tính cách xây dựng.
Ong lấy nàng làm vợ và yêu thương nàng lắm, cho nên ông tìm được niềm an ủi bớt thương nhớ mẹ đã qua đời.
Tác giả của tường thuật công khai đặt hai biến cố liên hệ với nhau. Ong lấn mạnh tầm quan trọng của phụ nữ trong một sự chuyển thông nào đó di sản nhân loại và di sản Đức tin. Hiền thê của Isaac sắp tiếp nối mẹ ông.
Chuyển thông sự sống, không chỉ trong đời sống sinh vật Nhưng còn trong đời sống tinh thần.
Bài đọc II : Am 8,4-6. 9,12
Hãy nghe điều này : các người là kẻ chà đạp kẻ nghèo khó và muốn tiêu diệt những người khiêm tốn trong xứ bởi vì các ngươi nói : “Bao giờ ngày Sóc qua đi để ta bán lúa mì ? Bao giờ hết ngày Hưu lễ để ta bán lúa mạch ?”
Ngày đầu tháng cũng như ngày Sabbat, người ta ngừng nghỉ mọi dịch vụ buôn bán (Lê vi 23,24, Xuất hành 20,8). Thời nào ta cũng thấy, các tín hữu đều bị cám dỗ để tạo được sự yên lương tâm bằng cách nghỉ việc các ngày lễ tôn giáo, tuân hành luật lệ phụng tự, nhưng vẫn cứ giữ lòng ham mê lợi lộc.
Đạo đức bên ngoài không lừa gạt được Thiên Chúa. Không một việc đạo đức nào được phép ngụy trang để khai thác người nghèo.
Chúng tôi sẽ giảm lường đong, tăng giá và làm cân giả. Chúng tôi sẽ mua được người cùng khốn với giá rẻ, người nghèo với một đôi dép. Chúng tôi sẽ bán được lúa nát.
Thiên Chúa nghe thấu tiếng kêu van của người cùng khổ Thiên Chúa thấy sự tăng giá và sự trà trộn nhãn hiệu. Thiên chúa biết rằng chỉ những người nghèo là phải khổ hơn hết. Lạy Chúa, xin cho chúng con, cho hết mọi người luôn có một lương tâm nghề nghiệp đúng -đắn.
Xin giúp chúng con biết sống đạo qua các hành vi cụ thể của đời sống thường nhật, để bên vực những người cùng khổ nhất. Xin giúp Giáo hội biết dấn thân rõ nét hơn chống lại những bất công kinh tế được bao trùm hơn phân nửa nhân loại trong thất vọng đói khổ.
Trong ngày ấy sấm của Đức Giavê. Ta sẽ cho mặt trời lặn giữa trưa và giữa ngày, Ta sẽ làm trái đất tối sầm lại. Ta sẽ đổi các ngày lễ các người trở nên tang tóc..Các ngày lễ sẽ bị huỷ bỏ hết..sẽ là một ngày cay đắng.
Ngày của thiên Chúa, là ngày mà mọi bất công sẽ bị trừng phạt. Cảnh bóc lột người nghèo sẽ cáo chung. Trong ngày của Giavê có các dấu hiệu vũ trụ (động đất, nhật thực) đó là những hình ảnh kinh khủng mà sau này ta thường gặp trong các kiểu nói Khải huyền.
Bấy giờ các ảo tưởng của những người giàu sẽ bay thành khói.
Ngay bây giờ, lại không có một thứ nguyền rủa làm tổn hại các nước tiên tiến như một bệnh hoại thôi sao ? Ma túy, ô uế tội phạm, tê liệt lương tâm . Sự bất công chứa sẵn hình phạt trong mình. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con, lạy Chúa, xin cứu chữa xã hội loài người chúng con.
Xin giúp chúng con sáng suốt, nhìn thấy sự dữ đang ăn mòn nhân loại.
Này sẽ có ngày sấm của Đức Giavê – Ta sẽ làm nạn đói lan tràn mặt đất, không phải đói bánh, không phải khát nước nhưng là đói khát nghe lời của Giavê.
Chúng sẽ hớt hãi chạy từ biển này qua biển nọ, chúng sẽ rảo quanh từ bắc qua đông tìm kiếm lời Giavê nhưng chúng sẽ không tìm thấy.
Đó là điều bất hạnh nhất.
Cuối cùng, có những người đã bừng tỉnh khỏi cơn mê , những người khác bắt đầu tìm kiếm một ý nghĩa cho đời mình, lại có những đời, lòng dạ khao khát Thiên Chúa…nhưng họ chỉ thấy mình hiện diện trước một chủ thuyết vô thần trống rỗng. Một xã hội đã trục xuất Thiên Chúa và thấy mình đang đối diện với hư vô. Thiên Chúa đã mỏi mệt nói nhiều mà không ai thèm nghe, Người nín lặng. Người ta đã không nghe các ngôn sứ, thế thì không còn có gì nữa.
Lạy Chúa, xin tiếp tục nói với chúng con. Xin tiếp tục sai các ngôn sứ đến với chúng con. Xin ban cho con biết đói Người.. đói và khát Lời Người.
BÀI TIN MỪNG : Mt 9,9-13
Đang lúc Đức Giêsu ra khỏi thành, thì thấy một người tên là Mát-thêu, đang ngồi ở trạm thu thuế, Người liền bảo : “Anh hãy theo tôi”.
Con người đó được Mác-cô (2,14) gọi là Lêvi con ông An-phê, và Lu ca (5,27) gọi là Lêvi. Những dị biệt đó chưa khi nào được giải đáp.
Dù sao, đây là người thu thuế, bị người đời khinh ghét. Đức Giêsu không ngần ngại chọn lựa con người có một địa vị xã hội đáng kinh như thế… Thanh danh của hạng “thu thuế ” đáng khinh, đặc biệt vì họ làm giàu cách dễ dàng trên xương máu của kẻ nghèo : bọn này thông thường khá giàu có !
Bổ sung cho Nhóm dân chài bên bờ hồ, đã được kêu gọi (Mt 4,18-22), giờ đây Đức Giêsu lại chọn thêm một người mà ai cũng lấy làm nghi ngại : Người đang thành lập một nhóm kỳ cục như vậy đó !
Truyền thống vẫn gán cho Mát-thêu là tác giả biên tập Tin Mừng này.
Ong ta đứng dậy và đi theo Người.
Hình như ngay tức khắc.
Ong xử sự đúng như Đức Giêsu đòi hỏi, không chút trì hoãn, từ bỏ tất cả (Mt 8,19-22).
Thật là quá mạo hiểm đối với một người giàu !
Nhưng muốn theo Đức Giêsu, ta luôn phải mạo hiểm. Nhìn kỹ vào đời sống, tôi có thể khám phá ra những gì đang cầm hãm tôi bước theo Đức Kitô trọn vẹn hơn .
Khi Đức Giêsu đang dùng bữa tại nhà ông ấy có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. Thấy vậy những người thuộc Nhóm Pharisêu nói với các môn đệ người rằng : “Sao Thầy các anh lại ăn uống với bọn thu thuế, và quân tội lỗi như vậy ?”.
Như thế là Mát-thêu đã mở tiệc, ăn mừng mình được kêu gọi. Và dĩ nhiên là có những đồng nghiệp của ông cùng dự tiệc : một lũ “thu thuế nhơ bẩn”, một bọn “những kẻ bất hảo”. Và họ ăn, uống, ca hát ! Thật là chướng tai gai mắt ! nghe thấy thế, Đức Giêsu liền đáp : “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, chỉ có người đau ốm mới cần”.
Đức Giêsu trưng dẫn câu ngạn ngữ dân gian.
Hãy suy nghĩ kỹ câu này để khám phá ra con người và tâm tư của Đức Giêsu.
Tất cả chúng ta đều là những người tội lỗi. Và Đức Giêsu nói rõ, vì đó mà Người đã đến. Không những tội lỗi không làm Người nản lòng, nhưng đau khổ của ta còn thu hút Người nữa.
Ta tự hỏi làm sao Thiên Chúa lại có thể hiện diện tại một số môi trường kinh tởm gian ác, đồi bại, tại một số hoàn cảnh đầy bất công như thế ? Thiên Chúa ở đó để cứu vớt, chữa trị. Toàn bộ Tin Mừng kêu gọi ta phải vượt qua quan điểm công bằng khi liên quan tới Thiên Chúa, và khám phá ra lòng xót thương vô hạn của Thiên Chúa đối với tội nhân.
Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Tôi đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi.
Bữa ăn với người tội lỗi của Đức Giêsu hôm nay còn nhắc nhở ta, Thánh Thể được hiến ban “để tha tội” . Những yếu tố sám hối trong Thánh lễ được đề cao trở lại, có truyền thông trực tiếp từ Đức Giêsu. Lạy Chúa, con không xứng đáng tới gần Chúa.
Không, Thánh Thể trước tiên không phải là phần thưởng cho những tâm hồn trong sạch mà là bữa tiệc của Đức Giêsu với người có tội. Điều này không hạ giá Bí tích hòa giải, bởi vì không bao giờ ta là kẻ xứng đáng đón rước Đức Giêsu.
Lạy Chúa, xin cứu giúp chúng con. Xin Mình Thánh Chúa cứu chữa và thanh tẩy chúng con.
Lạy Chúa, nhờ Mình Thánh Chúa. Xin cứu chữa …
Nhờ Máu Thánh Chúa, xin cứu chữa… Xin cứu chữa tâm hồn con người Hôm Nay.
Đúng thế ta không nên coi thường Thiên Chúa, nhưng trước nhất phải tin vào lòng thương xót, tin vào những gì Đức Giêsu đã nói và đã làm.
Giáo phận Nha Trang – Chú Giải
Chúa Giê-su kêu gọi Mát-thêu.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Nhìn vào việc Chúa gọi Mát-thêu :
a) Nhìn vào Chúa Giê-su :
– Chúa Giê-su gọi ông Mát-thêu tội lỗi để chữa lành ông và biến ông thành tông đồ. Nhận thức mình là những người bệnh tật : khuyết điểm, lỗi lầm, thiếu sót và tật xấu … chúng ta khiêm nhường đến với Chúa trong tâm tình thống hối ăn năn để được Chúa tha thứ và được biến đổi thành người tông đồ của Chúa.
– Chúa Giê-su dùng bữa với những người tội lỗi, điều này có ý diễn tả :
– Chúa Giê-su đi thẳng vào thế giới những người tội lỗi (là tất cả chúng ta) để rồi gọi chúng ta. Người kêu gọi tất cả vì tất cả đều là tội nhân. Ý thức được điều này, chúng ta luôn tin tưởng Chúa mời gọi chúng ta ngay cả khi chúng ta yếu đuối, sa ngã.
– Chiêm ngắm tình thương quảng đại của Chúa đối với phạm nhân, chúng ta noi gương Chúa để có được những thái độ, cử chỉ và lời nói biểu lộ tình thương, quảng đại đối với những người yếu đuối, lỗi lầm và sa ngã.
– Chúa Giê-su tự ví mình như vị lương y tinh thần của nhân loại : bệnh nhân cần đến thầy thuốc. Cũng vậy, chỉ khi nào nhận biết mình là tội lỗi, chúng ta mới sốt sắng tìm đến Chúa như một vị lương y, để được ơn tha thứ. Vì thế, để được ơn trở lại, chúng ta cần có tinh thần nhận biết mình tội lỗi, đang xa cách Chúa để khêu gợi tinh thần thống hối ăn năn.
– “Tôi không đến để kêu gọi người công chính mà để kêu gọi người tội lỗi” :
Chúa Giê-su đến để cứu mọi người, vì mọi người đều đã phạm tội. Kẻ tự nghĩ mình là người công chính mà không cần đến Chúa Giê-su, kẻ đó không được hưởng ơn cứu độ của Người.
2. Nhìn vào ông Mát-thêu :
– Ông đứng dậy đi theo Chúa Giê-su : cử chỉ này nói lên lòng nhiệt tình và sốt sắng đáp lại lời mời gọi của Chúa.
– Cử chỉ này cũng đã nói lên Mát-thêu đã đặt ưu tiên cho Chúa và công việc của Chúa.
Noi gương Mát-thêu : theo Chúa, chúng ta phải biết ưu tiên cho Chúa và sẵn sàng từ bỏ mọi duyên cớ gây ra trở ngại cho việc theo Chúa như của cải, địa vị, gia đình …
– Ông Mát-thêu theo Chúa, cũng muốn cho bạn bè và nhiều người theo Chúa nữa. Nên ông đã tạo điều kiện bằng cách mời Chúa đến dùng bữa chung với nhiều người tội lỗi và các người thu thuế khác. Trên đường theo Chúa trong đời sống Kitô hữu, đời sống tu trì và đời sống tông đồ của Chúa, chúng ta cần mở rộng bàn tay dắt dìu, lôi kéo để có được nhiều người theo Chúa.
3. Nhìn vào các biệt phái : họ phê bình chỉ trích Chúa tiếp xúc với những người tội lỗi. Đó là óc hẹp hòi, khép kín và kỳ thị. Rút kinh nghiệm, chúng ta không nên có thái độ kỳ thị, khinh dễ hẹp hòi đối với tha nhân, nhất là những người mình không ưa, nhưng phải có lòng quảng đại, quên mình để đến với bất cứ ai, kể cả những người xấu để có thể cứu giúp họ./.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10