Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần XIII Mùa Thường Niên (Mt 9:1-8) | Giáo Phận Phú Cường
Lạy Chúa, cuối cùng, Chúa muốn cho con cái Chúa được hạnh phúc và phát triển toàn vẹn. Nhưng có thể họ phải trải qua Thánh giá như con Chúa .Thật khó hiểu, khó chấp nhận. Dầu vậy, đây là niềm an ủi duy nhất đáng giá trong các thử thách nặng nề nhất. Đây là ánh sáng duy nhất có thể soi sáng cơn thử thách cuối cùng là sự chết. Nếu không có phục sinh thì đời không còn nghĩa lý gì, sự chết là một sự phi lý ghê rợn…
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Năm Tuần XIII Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mt 9:1-8
Noel Quesson – Chú Giải
Bài đọc I : St 22,1-13. 15-19
Chúa thử Abraham.
Đây là tuyệt đỉnh cuộc đời “người của Đức tin ” này.
Abraham đã từ bỏ tất cả để theo Chúa. Ong đã tin vào lời Chúa hứa ngược với mọi biểu tỏ bên ngoài. Nhờ trung tín lâu bền cuối cùng ông đã được đứa con mong đợi : Isaac đứa con thân thương đã sinh ra.
Vậy mà giờ đây Thiên Chúa như đòi ông sự hy sinh tột cùng : là tế hiến điều ông quý mến nhất trên đời… theo thói quen thời sơ khai cha mẹ thường sát tế “con đầu lòng của họ, để dâng kính thần linh và cầu ân”.
Người ta có thể nói, theo một nghĩa nào đó Thiên Chúa không hề muốn việc sát nhân này.
Nhưng Chúa dùng thói quen thời đại, để dò xem Đức tin của Abraham đi tới đâu.
Cũng thế, trong cuộc sống tôi Hôm Nay, có thể có những hoàn cảnh bất thường, vô nhân, có thể được tái diễn vì một lợi ích lớn lao hơn. Đau khổ là một sự dữ. Và vẫn là một sự dữ. Nhưng trong những điều kiện nào đó, nó có thể được dùng như “cuộc thử thách” Đức tin là tình yêu.
Không nên quy trách cho Thiên Chúa về một vài bất hạnh xảy tới cho chúng ta. Và theo ý nghĩa này kiểu nói Chúa đã gửi đau khổ cho chúng ta , là sai lầm. Lạy Chúa, bởi vì Chúa chỉ muốn cho con cái Chúa được hạnh phúc. Nhưng Chúa có những chương trình mầu nhiệm và một vài nỗi bất hạnh nào đó, như việc tế hiến Isaac, là cao điểm Chúa đưa tay dẫn dắt con cái Chúa.
Con dùng thời giờ để gợi lên những thử thách của con Hôm Nay. Xin giúp con chịu đựng Đức tin ! Dầu con chưa thấy kết cuộc.
Ngươi đã không từ chối dâng đứa con duy nhất cho Ta.
Khi đọc câu này và nghĩ tới Chúa Giêsu Kitô Người con duy nhất của Chúa, nó bỗng mang một ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ. Đúng, vậy, Nếu Abraham đã được xá miễn nhờ tình phụ tử của ông, thì… Oi lạy Cha, Chúa-đã đi đến cùng. Trang Kinh Thánh này đã là Tin Mừng của Thập gia. Núi này báo trước Calvanộ. Đau khổ không phải là vô ích khi nó “làm chứng cho tình yêu” : Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu đã hiến mạng sống cho người mình yêu !
Lạy Chúa, dầu vậy con tin Chúa để chúng đừng nghiền nát con !
– Con cầu xin Chúa cho các anh em đang đau khổ của con, được sức mạnh thắng vượt thử thách.
Vì ngươi đã làm điều đó, nên Ta chúc phúc cho ngươi.
Cuối cùng luôn luôn là niềm vui và hạnh phúc thắng cuộc Vinh quang phục sinh tiếp liền sau cuộc tan nát ngày thứ Sáu tuần Thánh.
Lạy Chúa, cuối cùng, Chúa muốn cho con cái Chúa được hạnh phúc và phát triển toàn vẹn. Nhưng có thể họ phải trải qua Thánh giá như con Chúa .Thật khó hiểu, khó chấp nhận. Dầu vậy, đây là niềm an ủi duy nhất đáng giá trong các thử thách nặng nề nhất. Đây là ánh sáng duy nhất có thể soi sáng cơn thử thách cuối cùng là sự chết. Nếu không có phục sinh thì đời không còn nghĩa lý gì, sự chết là một sự phi lý ghê rợn.
Lạy Chúa, xin cảm tạ vì Chúa đã cho chúng con thấy, nhờ “Đức tin” là Chúa sẽ đổ ơn xuống cho những ai “Chúa thử thách”. Chớ gì hy sinh chỉ là một lúc thoáng qua. Chớ gì sự chết chỉ là cuộc vượt qua vào sự sống.
Bài đọc II : Am 7,10-17
Amazias, từ tế của Béthel, đưa tin cho Jéroboam rằng : “Amos âm mưu chống lại ngài.. Xứ sở không thể chịu nổi các lời lẽ của y ” Amazias lại nói tới ngôn sứ Amos : “Hãy trốn thoát khỏi đây với các điều chiêm thị của ngươi, trốn về Giu-đa mà sinh sống và làm nghề tiên tri. Còn ở đây đừng tuyên sấm nữa, vì Đây là cung điện nhà vua, là đền thờ của vua.
Không phải chỉ thời nay người ta mới trục xuất các vị ngôn sứ, các người đối lập chính trị hay tôn giáo : Những Sojélútayne, những Martin Luther King…
Không phải chỉ ngày nay người ta mới làm im đi những tiếng nói phá rối. Chúa Giêsu là một trong các tiếng nói như thế mà người ta đã tìm cách giết chết.
Không phải chỉ ngày nay mà những người dân sở tại ( Amazias là tư tế chính thức) tìm hết cách để bảo vệ đặc quyền của mình.
Amos đáp lại : “Tôi không phải là ngôn sứ hay là con của ngôn sứ, tôi chỉ là một anh chàng chăn bò tầm thường và tôi hái vả. Nhưng Giavê đã bắt lấy tôi…”
Vào thời ấy đã có hạng ngôn sứ nhà nghề cha truyền con nối, sinh sống bằng cách giải thích những điều dân chúng đến bàn hỏi về vấn mệnh tương lai. Amos không thuộc hạng người ấy. Ong không chọn cho mình nghề đó : Giavê đã bắt lấy tôi. Tôi là một người tự do. Tôi không chủ tâm làm tiền.
Tôi có bị cám dỗ làm giảm nhẹ lời Chúa để khỏi có chuyện lôi thôi không ? Tôi có để Chúa chiếm đoạt tôi không ? Tôi có đủ can đảm để : “nói những lời có thể làm mất một vài quyền lợi không ? Tôi có sẵn sàng chấp nhận một ít mất mát, một vài hệ luỵ để có được an bình không ?
Lạy Chúa xin ban cho chúng con lòng can đảm để giữ vững quan điểm và niềm xác tín của chúng con.
Chính Giavê đã nói với tôi : “ hãy đi tuyên sấm cho dân Ta”.
Làm tông đồ không phải do ước muốn hoạt động, cũng không do lòng ao ước gây ảnh hưởng. Làm tông đồ là đáp trả lời mời gọi thúc ép của Thiên Chúa.
Dù theo bề ngoài, Amos không phải là người chủ trương vô chính phủ, dù người ta tố cáo ông là muốn đảo lộn trật tự có sẵn… ông không phải là một người cách mạng. Vì một ý thức hệ nhân loại thúc đẩy . . ông là người được “Thiên Chúa sai” : “Chính Giavê đã kêu gọi tôi”.
Tôi lợi dụng sự việc này để kiểm nhận trước nhan Chúa, những động lực sâu xa nào đã thúc đẩy tôi dấn thân. Tôi làm việc này với mục đích nào ? Bởi nguyên nhân nào mà tôi chiến đấu ?
Bởi thế, Đức Chúa Giavê phán thế này : Vợ ngươi sẽ làm đĩ trong thành, con trai con gái ngươi sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, đất đai ngươi sẽ bị dây nảy mực chia cắt, còn ngươi sẽ chết nơi đất uế nhơ và Israel sẽ bị đày bạt xứ.
Thánh Phaolô đã nói : “Lời. Chúa không bị xiềng xích” (2 Tm 2,9).
Amos , mặc dù đã bị đe dọa , vẫn đủ sức để nói cho các người đầy thế lực trên đời những sự thật rất khó nói.
Lạy Chúa, con cầu xin Chúa , cho những người có trọng trách nói sự thật trong Hội thánh cũng như trong thế giới. Lạy Chúa, con cầu xin trợ giúp những người có trách nhiệm khai sáng dư luận quần chúng để thỉnh thoảng họ có đủ can đảm lay tỉnh những ảo tưởng, nói ngược lại những sự dễ dãi… Chớ gì lời nói của anh em phải có thì nói có, không thì nói không ? Đức Giêsu đã nói như vậy.
BàI Tin Mừng : Mt 9,1-8
Đức Giêsu xuống thuyền, băng qua hồ, trở về thành của mình là Capharanaum.
Sau cuộc hành trình nơi xứ sở dân ngoại, Người trở về lãnh thổ Do thái.
Người ta liền khiêng đến cho Người một kẻ tê liệt nằm trên giường. Thấy họ có lòng tin như vậy Đức Giêsu bảo người tê liệt : “Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi”.
Trường hợp trên, Máccô (2,4) và Lu ca (5,19) đưa vào những chi tiết : người ta giở ngói, thòng cáng xuống. Còn Mát-thêu, giản dị hơn, nhắm thẳng tới điều cốt yếu : việc tha tội.
Đây là lần đầu tiên Mát-thêu đề cập : đến quyền tha tội cho tới lúc này, ta mới chỉ thấy Đức Giêsu chữa lành bệnh nhân, chế ngự các yếu tố thiên nhiên trừ quỷ. Nay Người lại tha tội nữa.
Tôi không nên lướt nhanh những lời trên và thái độ nội tâm của Đức Giêsu mà chúng nhằm diễn tả. Lạy Chúa, lúc đó Chúa nghĩ gì ? Khi lần đầu tiên Chúa nói : “Con đã được tha tội rồi !”
Mấy kinh sư nghĩ bụng rằng : “ông này nói phạm thượng”.
Đúng, quyền tha tội chỉ dành cho Thiên Chúa. Bởi vì tội trước hết xúc phạm đến Người.
Nói chung, con người thời nay không nắm vững được quan niệm này. Ít nhiều chúng ta nhận thấy, sự dữ phạm đến ta, tác hại trên ta. Đôi khi ta cũng thấy, nói phạm đến phạm kẻ khác, tác hại trên họ. Nhưng cũng cần phải hiểu rõ, bằng một cách nào đó, Thiên Chúa cũng bị tổn thương.
Đó là một vấn đề yêu thương.
Vì Thiên Chúa yêu thương ta, nên Người chấp nhận bị thương tích do tội lỗi xúc phạm của ta.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con thấu hiểu điều đó. Nhờ thế chúng con cũng hiểu sâu sắc hơn ơn tha thứ mà Chúa dành cho chúng con.
Vậy để các ông biết : ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, bấy giờ Đức Giêsu bảo người tê liệt. Hãy đứng dậy vác giường đi về nhà.
Các kinh sư thường nghĩ rằng, bệnh tật liên hệ tới tội lỗi.
Đức Giêsu đã bác bỏ cách “nhìn đó” (Ga 9,1-41) : “Không phải anh ta, cũng không phải cha mẹ anh ta đã phạm tội mà anh ta bị mù. Nhưng ở đây, Người sử dụng việc cứu chữa thể xác con người được nhìn thấy, hoàn toàn có thể kiểm chứng, để minh chứng sự cứu chữa tinh thần, cứu chữa linh hồn trong tình trạng tội lỗi.
Bí tích là dấu chỉ hữu hình, biểu tượng diễn tả ân sủng vô hình . Như trong Bí tích hòa giải, thì đó là cuộc gặp gỡ giữa hối nhân và thừa tác viên, lời thú tội và lời tha giải là “dấu chỉ” của ơn tha thứ.
Ngày nay, ta thường gặp những người muốn giản lược phần bên ngoài của Bí tích (như muốn thú tội trực tiếp với Thiên Chúa ! ) .Nhưng thực tế, con người rất cần những dấu chỉ cụ thể cảm nhận được. Và sự kiện Thiên Chúa nhập thể là Bí tích vĩ đại : cần phải tái khám phá phương diện rất nhân bản của Bí tích.
Đức Giêsu đã đọc những lời tha tội : “Con đã được tha tội rồi, và Người thể hiện những cử chỉ bên ngoài cứu chữa : “Hãy đứng dậy vác giường đi về nhà”.
Nếu làm khác đi, làm sao người tê liệt có thể ” biết” được mình đã thực sự được tha tội ?
Thấy vậy dân chúng sợ hãi và tôn vinh Thiên Chúa đã ban cho loài người được khả năng như thế .
Câu kết thúc trên đây của Mát-thêu chắc chắn phải có hậu ý. Ong cố ý mở rộng vấn đề : Ở đây không chỉ dừng lại nơi “quyền năng” mà Đức Giêsu vừa thực hiện… nhưng còn mở tới quyền năng mà Người đã ủy thác cho nhiều người. Mát-thêu sống trong những cộng đoàn Giáo hội, nơi quyền năng tha tội này được thể hiện do chính những tội nhân yếu hèn, những con người cũng giống như những kẻ đến xin ơn tha thứ!
Giáo hội là chính công cuộc nhập thể được kéo dài như Đức Giêsu là Bí tích vĩ đại (Dấu chỉ hữu hình) của Thiên Chúa… Giáo hội cũng là Bí tích hữu hình của Đức Giêsu Kitô. Giáo hội chính là tình thương xót của Thiên Chúa đối với con người.
Giáo phận Nha Trang – Chú Giải
Chúa chữa người bất toại.
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. “Này con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi…ở dưới đất này, con người có quyền tha tội” :
Đối với người It-ra-en, tha tội vốn là đặc quyền của Thiên-Chúa, sẽ được thực thi như một dấu chỉ của thời sau hết, khi mà Thiên-Chúa toàn thắng sự dữ và thiết lập một giao ước vĩnh cửu (Is 33,33-34; Gr31,34;32,5; Ed 16,63;36,25-33). Gần thời Tân Ước, sách đanien lại cho thấy quyền âý được trao cho Con Người, đấng Thiên-Chúa đặt làm thẩm phán muôn dân (Đn 7,13-14).
Qua câu chuyện chữa người bất toại, Chúa Giê-su chứng tỏ điều Cựu Ước nói trước nay đã ứng nghiệm : thời sau hết là đây, và chính Người là con Người dùng quyền đó để tha tội cho con Người nắm quyền xét xử trong thời gian sau hết, và ở dưới đất Người dùng quyền đó để tha tội cho người ta.
2. Nhìn vào Chúa Giê-su :
Chúa Giê-su xác nhận niềm tin của thân hữu bệnh nhân và tha tội cho bệnh nhân. Điều này động viên chúng ta chăm lo cầu nguyện cho tội nhân được ơn trở lại, để được ơn tha thứ . đồng thời những việc làm lời nói và ý tưởng biểu lộ vào lòng tin của Thiên-Chúa rất có giá trị giúp cho tội nhân được ơn tha thứ.
Chúa Giê-su chữa lành bệnh bất toại, là cách người công khai tỏ mình là Thiên-Chúa, vì chỉ có Thiên-Chúa mới có quyền tha tội. Nhìn vào Chúa Giê-su và suy niệm cuộc đời và sứ vụ của Chúa Giê-su, chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Thiên-Chúa và được diễm phúc gần gũi với Thiên-Chúa, vì Chúa Giê-su cũng là Thiên-Chúa khi người tỏ quyền tha tội cho bệnh nhân bất toại.
Quyền tha tội, Chúa Giê-su sử dụng trên con người toàn diện : trên tâm hồn khi người tha thứ tội lỗi, trên thân xác khi người chữa khỏi bệnh bất toại. Khi phục vụ tha nhân, chúng ta cũng phải phục vụ trên con người toàn diện.
Phương diện tâm linh: giúp đỡ tha nhân bằng lời cầu nguyện, bằng những việc lành phúc đức.
Phương diện tinh thần : giúp đỡ tha nhân bằng những lời nói, việc làm và thái độ khích lệ, an ủi và nâng đỡ.
Phương diện vật chất : giúp đỡ tha nhân bằng những việc từ thiện bác ái.
3. Nhìn vào người bất toại:
– Được tha tội trước khi được chữa lành bệnh bất toại. Điều này nhắc nhủ chúng ta:
xin ơn phần hồn quan trọng hơn phần xác .
giúp cho bệnh nhân chữa trị bệnh phần hồn : xưng tội, xức dầu chịu lễ,..trước khi chữa trị bệnh phần xác đi nhà thương, mời thầy thuốc …
– Người bất toại : vì tin tưởng nên đã thi hành lời Chúa nói : “Hãy đứng dậy, vác giường mà về nhà”. Khi có niềm tin tưởng vào Chúa cách vững chắc, thì lời Chúa nói dù có khó khăn đến đâu, dù có phải hy sinh đến mấy vẫn có thể thi hành cách hiệu quả được.
4. Nhìn vào dân chúng :
– Khiêng người bất toại đến với Chúa Giê-su : Chúng ta cần nhạy cảm và nhiệt tình đem tội nhân đến với Chúa qua Giáo Hội để lãnh ơn tha thứ nhờ bí tích giải tội, và Xức Dầu Bệnh Nhân.
– Chứng kiến người bất toại đứng dậy và đi về nhà, họ sợ hãi và tôn vinh Thiên-Chúa. Tham dự các nghi thức phụng vụ, nhất là phụng vụ bí tích : Rửa Tội, Thêm Sức, Giải Tội, Thánh Thể … chúng ta cần lấy đức tin để nhận ra quyền năng của Chúa và tăng thêm đạo đức trong việc phụng thờ Thiên-Chúa hơn.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10