Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XII Mùa Thường Niên (Mt 8:5-17) | Giáo Phận Phú Cường

Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XII Mùa Thường Niên (Mt 8:5-17) | Giáo Phận Phú Cường

Lạy Chúa, thế mà Chúa lại sắp lắng nghe, nhận lời và ca ngợi viên đại đội trưởng thường bị khinh bỉ này. Chúa từ chối không để ý gì đến những điều người ta sẽ nói”. Chúa không chấp nhận thái độ chia rẽ, phân biệt chủng tộc và tâm hồn hẹp hòi của chúng con. Tâm hồn Chúa thật phổ quát, nhiệt thành truyền giáo…

Chú Giải Tin Mừng
Thứ Bảy Tuần XII Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mt 8:5-17

Noel Quesson – Chú Giải

Bài đọc I : Si 18,1-15

Chúa hiện ra cùng Abraham dưới chòm cây ở Mambrê, đang lúc ông ! ngồi ở cửa lều giữa trưa nóng bức.

Một cảnh giản dị mà rất đẹp. Vẽ tưởng tượng được.

Lạy Chúa, Chúa chiếm hữu chúng con như thế, nếu chúng con sẵn sàng : Giữa ngay, trong lòng ngày sống, giữa bối cảnh gia đình của đời sống chúng con.

Hành trình dài của Abraham được ghi dấu bằng những khởi điểm, mục tiêu, điểm gặp. Như chúng con, ông thường phải buộc đi trong đêm tối, không nhìn thấy Chúa, không hiểu. Nhưng rồi, lạy Chúa, thỉnh thoảng Chúa cho ông cảm thấy rằng Chúa gần ông. Chúa đến với ông trong cái thường tình của một biến  cố nhỏ, không hào nhoáng. Môt biến cố phải được giải thích. Một biến cố mà những người khác có thể đã không giải thích như thế.

Ông ngước mắt lên thấy ba người nam xuất hiện, đứng gần ông.

Bề ngoài, đây là những con người, những khách du mục qua đường.

Tiếp đón. Lịch thiệp. Phục vụ. Tình huynh đệ. Chú ý tới người khác. Tự hiến chú ý ! Đừng lỡ hẹn. Chính Chúa đi qua. Bản văn Kinh thánh nói “Chúa hiện ra” : Chính Chúa xuất hiện ở cửa lều nhưng dưới dáng vẻ của ba người khách lạ.

Bức tranh thời danh của Kublieu đã không ngần ngại về Ba Ngôi vị . Thiên Chúa qua những người vô danh của tường thuật này.

Lạy Chúa, Hôm Nay, Chúa sắp tỏ mình dưới khuôn mặt nào ? Con có bắt gặp Chúa không ? ở cửa lều con, vào giờ trưa ?

Ong đón tiếp các ngài nước, bánh, bê non hảo hạng sữa…

Ông dọn các ngài cái tốt nhất ông có. Ong dọn cho các ngài cái các ngài cần. Điều các ngài có thể mong, vì đó là giờ trưa.

Hôm Nay, những đời sống với con đợi chờ gì nơi con ?

Cái cười của Sara.

Tôi cũng có mường tượng ra cái cười trong trẻo này, cái cười vui thắp sáng khuôn mặt của người đàn bà rất già tám mươi tuổi này không, không thể được. Ba người khách vô danh này thật là điên, khi báo tin Sara về một con trẻ sẽ sinh ra năm sau. Bà cười vì khó tin vào một lời hứa kỳ quặc này. Bà cũng cười vì sung sướng.

Đối với Chúa, có gì khó đâu ?

Đó là câu trả lời của Chúa cho Sara.

Phải, đúng vậy. Thiên Chúa luôn đề ra cho con người qua điều họ dám mơ ước. Lạy Chúa, Chúa cũng muốn cho chúng con hơn những gì chúng con mong đợi. Chính Chúa đi xa hơn mọi mơ ước của chúng con. Coi lòng chúng con còn quá nhỏ hẹp ?

Qua cuộc sống này, được ban tặng vượt qua những định luật của cuộc sống con người, Chúa cho chúng con thấy rằng Chúa muốn ban cho chúng con một cuộc sống mà chúng con không có quyền đòi hỏi. Đối với Chúa, có gì khó đâu ?”

Con muốn suy gẫm lời này.

Vâng  lạy Chúa, con tin, con muốn Chúa ban nhiều hơn điều chúng con đã xin . . .. nhưng thường “lại xảy ra khác”.

Cuộc sống trần gian, diễn ra dưới “Cây xoài ở Mambrê”, hay ở nơi khác ? được thấy một em bé sinh ra trong các gia đình.. đã rất đẹp ? Nhưng đời sống Chúa định liệu cho chúng con sẽ diệu kỳ biết mấy.

Bài đọc II : Ac 2,2.10-14.18-19

Thật là chí lý khi Giáo hội đề ra cho ta một trang sánh của một người được “linh hứng” để kết thúc một giai đoạn lịch sử -trong sách các vua : việc này nhắc chúng ta hai khía cạnh trong lịch sử.

Khía cạnh về các sự kiện mà ngành thông tin và báo chí có thể diễn tả và tường thuật.

Khía cạnh về cuộc phiêu lưu thiêng liêng mà các nhân chứng có thể sống trong nội tâm mình, sống ngay trong các biến cố đó.

Đức Giavê đã triệt phá tất cả nhà cửa của Giacob không chút xót thương…Trong cơn giận dữ Người đã lật đổ các thành trì của nữ tử Giuđa… Hàng kỳ mục ngồi bệt dưới đất lặng thinh . Họ tung tro bụi lên đầu… Các trinh nữ Giêrusalem gục đầu xuống đất… mắt tôi hòa với lệ, ruột gan sôi bỏng vì cảnh con gái dân tôi bị nghiền nát, vì lũ trẻ thơ còn đỏ nằm xỉu nơi các phố phường kinh đô. Chúng kêu với mẹ : “Bánh ăn ở đâu ?”

Phải là một thi sĩ đại tài, mới diễn tả được cảnh tượng như thế. Đó cũng là một con người có tâm hồn mẫn cảm, và là người của Thiên Chúa.

Ong thấy mình liên đới với các tai họa đang dồn dập đổ xuống trên dân mình. Nếu dân này có tội, ông cũng có tội Thế nên, khi loan báo các tai họa này, ông cũng phải can đảm lắm mới dám mở lời.

Điều bi thảm hơn nữa là nghĩ tưởng rằng trang sách này không phải chỉ diễn tả một biến cố đã qua. Ngày Nay, lạy Chúa, vào thời đại của chúng con, khá sung túc, nhưng trong một số quốc gia trên thế giới, vẫn còn có những trẻ con kêu gào xin cơm bánh, lúa gạo hay củ mì. . . và mẹ của chúng không sao thỏa mãn được.

Cùng với Giêrêmia, tôi có thể khóc lên như vậy.

Dù sao đi nữa, tôi không có quyền ở yên mà không làm gì hết.

Tôi có thể nói gì ? Sánh người với ai, hỡi nữ tử Giêrusalem ? Ai có thể chữa lành người ?

Đúng phải đặt những câu hỏi. Các câu hỏi như vậy và các câu khác.

Các ngôn sứ của người có những mộng triệu điên rồ và lường gạt.

Các ngôn sứ giả, những kẻ lôi kéo toàn dân vào cảnh hoạn nạn, đời nào cũng có Lạy Chúa, xin ban cho chúng con các ngôn sứ đích thực.

Hãy kêu lên Đức Chúa. Giavê hết cả tâm hồn ngươi… Hãy trút nỗi lòng như nước trước nhan Giavê… hãy giơ tay lên với Người.

Đó là lời mời gọi cầu nguyện. Dù rằng có thiếu sót các việc khác, thì ít ra cũng không nên bỏ qua việc cầu nguyện. Phải cố gắng cầu nguyện nhiều hơn tuỳ theo phương tiện và trách nhiệm của ta. Bởi vì lời cầu nguyện có sức biến đổi và giúp ta chấp nhận quan điểm của Thiên Chúa.

Phải, sự đau khổ luôn hiện diện, có nhắm mắt cũng vô ích.

Nhưng chúng ta phải tin rằng sự đau khổ chưa thể kết thúc lịch  sử.

Giêrusalem đã bị tàn phá. Ở đó chỉ có tang chế và khốn cùng .

Nhưng chưa phải là mất hết, chừng nào còn một người như Giêrêmia ở  đó thì cuộc đối thoại với Thiên Chúa còn tiếp tục và cuộc sống sẽ nảy sinh.

BÀI TIN MỪNG : Mt 8,5-17

Khi Đức Giêsu vào thành Caphacnaum, có một tên đại đội trưởng đến gặp Người và năn nỉ…

Phép lạ đầu tiên được dành cho một phần tử của Dân Chúa… bị người đời loại bỏ vì mắc bệnh phong hủi. Phép lạ thứ hai sắp được thực hiện, nhằm giúp đỡ một người dân ngoại.

Tất cả như đều nằm trong chương trình ! Hoạt động truyền giáo của Giáo hội đã hiện diện. Ơn cứu độ của Thiên Chúa không thể dành cho một số người : Tất cả mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương. . .Tình yêu của Thiên Chúa phá tan những hàng rào cản con người đứng lên với nhau. Đức Giêsu làm phép lạ thứ hai cho một tên sĩ quan của đạo quân xâm lược, cho một cảnh sát thuộc lực lượng bảo vệ trật tự, cho một người dân ngoại .  Những, người Rôma thường bị dân chúng khinh bỉ : nhiều người Do Thái đạo đức, sau khi vượt qua những người Rôma trên đường đi, thường khạc nhổ xuống đất như tỏ vẻ khinh bỉ họ.

Lạy Chúa, thế mà Chúa lại sắp lắng nghe, nhận lời và ca ngợi viên đại đội trưởng thường bị khinh bỉ này. Chúa từ chối không để ý gì đến những điều người ta sẽ nói”. Chúa không chấp nhận thái độ chia rẽ, phân biệt chủng tộc và tâm hồn hẹp hòi của chúng con. Tâm hồn Chúa thật phổ quát, nhiệt thành truyền giáo.

Tôi chiêm ngưỡng tâm hồn đó tâm hồn yêu thương hết mọi người.

Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm.

Một kiểu mẫu cầu xin : người đó trình bày thực trạng cách đơn sơ. Ong diễn tả nỗi đau đớn. Và điều đáng ghi nhận, là ông thay lời xin cho một kẻ khác, cho tên đầy tớ của ông.

Có khi nào tôi cầu xin như thế không ?

Trong đời sống, tôi đã góp phần cầu thay nguyện giúp ra sao?

Hay tôi có xu hướng chỉ cầu nguyện cho riêng mình ?

Chính tôi sẽ đến chữa nó.

Thái độ sẵn sàng. Trả lời trực tiếp. Dấn thân hết mình để phục vụ một người lạ.

Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh.

Thật là thái độ khiêm hạ thâm sâu ? Người dân ngoại này ý thức sâu sắc mình bị luật Do Thái bác bỏ. Ong đành phải chịu như thế. Tuy nhiên, ông không muốn đặt Đức Giêsu vào một tình trạng “ở nhờ theo luật”. Và với sự tế nhị ông còn xin Người đừng đến nhà ông.

Lạy Chúa, chớ gì lời nguyện xin của con đừng mang tình tấn công, như thế con có quyền yêu sách Chúa thi hành điều con tin. Xin ban cho con sự khiêm hạ của người dân ngoại : “Tôi chẳng đáng”.

Tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này đi là nó đi, bảo người kia đến, là nó đến.

Viên sĩ quan nhấn mạnh đến hiệu năng “lời nói” của người nào đó, khi họ có uy quyền.

Nghe vậy, Đức Giêsu thán phục và nói với những kẻ theo Người rằng : “Tôi bảo thật các ông : tôi không thấy một người Ít-ra-en nào có lòng tin như thế”.

Tuy nhiên, đó là một đức tin còn sơ đẳng, một đức tin đang khởi sự, một đức tin mới bắt đầu. Người đó chưa biểu lộ một nội dung giáo lý nào đối với đức tin của ông, nhưng chỉ thể hiện một sự gắn bó toàn bộ với Đức Giêsu. Thế mà, Đức Giêsu biết nhận ra đức tin đang khởi sự này.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết nhận ra những khởi đầu nhỏ bé nhất của lòng tin trong tâm hồn anh em con.

Từ phương Đông phương Tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng tổ phụ Apraham… Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị  quăng ra ngoài .

Một lời tiên báo : Đức Giêsu nhìn thấy các dân ngoại bước vào Giáo hội

Tôi cầu nguyện cho mọi người còn đang chờ đợi, cho tất cả những ai không biết mình được mời gọi đến dự tiệc cùng Thiên Chúa, đến đồng bàn với Thiên Chúa.

Rồi Đức Giêsu nói : “Ong cứ về đi ? ông tin thế nào thì  được như vậy”.

Đức  tin. Đó là điều kiện dẫn vào Nước Trời. Lạy Chúa, xin thêm Đức tin cho chúng con.  Và xin Chúa làm cho mọi người luôn khám tìm và sống Đức tin đó.

Giáo phận Nha Trang – Chú Giải

Đức Giêsu chữa lành cho người đầy tớ của viên đại đội trưởng và nhạc mẫu của Phêrô.

HOÀN CẢNH:

Để diễn tả sứ vụ của Đức Giê Su, thánh sử Mátthêu ghi lại ba phép lạ có tính cách tiêu biểu. Bài Tin-Mừng hôm qua ghi lại phép lạ Chúa chữa lành một người phong cùi(8,2-4), bài Tin-Mừng hôm nay ghi lại phép lạ Chúa chữa lành cho người đầy tớ của viên đội trưởng và nhạc mẫu của Phêrô.

Ý CHÍNH:

Bài tin mừng hôm nay ghi lại hai phép lạ: chữa lành bệnh hoạn cho người đầy tớ của viên sĩ quan và bệnh cảm sốt cho nhạc mẫu của Phêrô để trình bày về sứ vụ đấng cứu thế của Đức Giê Su.

TÌM HIỂU :

“Đức Giê Su vào thành Ca-phác-na-um”:

nhân vật chính : Đức Giê Su và viên đội trưởng các nhân vật đang trao đổi câu chuyện và kết quả Đức Giê Su đích thân đến chữa người đầy tớ của ông.

8-9 “Thưa Ngài, Ngài chẳng đáng vào nhà tôi …” :

Hai câu này diễn tả niềm tin sâu xa của viên đại đội trưởng : ông không muốn làm phiền Đức Giê Su và xin Người hành động từ xa. Để chứng thực lòng tin đó, ông đã tỏ ra khiêm nhường trước mặt Chúa.

10 “Nghe vậy, Đức Giê Su ngạc nhiên …” :

Đức Giê Su kinh ngạc vì người ngoại quốc này chẳng hề biết Người, thế mà lại tin tưởng cách sâu xa nơi Người, đang khi đó, Người không tìm thấy được lòng tin như vậy nơi những kẻ từ lâu đi theo Người, đã từng lắng nghe và thấy việc Người làm.

11-12 “Từ phương đông phương tây …” :

Dựa vào lòng tin của viên sĩ quan người ngoại giáo này, Đức Giê Su loan báo ơn cứu độ đến với dân ngoại : Từ mọi nơi, dân ngoại sẽ tuôn về. Họ sẽ bước vào Nước-Trời; đang khi đó, những kẻ thừa tự của Nước-Trời, là dân Do Thái, lại bị loại ra khỏi tiệc cưới Nước-Trời, bởi vì họ đã không tin vào vị sứ giả của Thiên-Chúa, là Đức Giê Su Ki-tô.

13 “… Ông cứ về đi, ông tin thế nào thì được như vậy …” :

Đây là hiệu quả niềm tin mạnh mẽ của viên đại đội trưởng, vì “ngay giờ đó, người đầy tớ được khỏi bệnh”.

14-15 “Đức Giê Su đến nhà ông Phê-rô …” :

Đức Giê Su đến nhà ông Phê-rô và chữa lành bệnh sốt cho nhạc mẫu của ông. Phép lạ này có ý trình bày về sứ vụ cứu thế của Đức Giê Su :

Cần lưu ý những kiểu nói :

– “Người đụng vào tay bà” : có ý nhấn mạnh đến khía cạnh chính bản thân Đức Giê Su đến chia sẻ cơn đau bệnh của nhạc mẫu ông Phêrô.

– “Cơn sốt dứt ngay” : Đức Giê Su mang lấy khổ đau của loài người, để rồi từ đó làm cho loài người trỗi dậy : nghĩa là được phục sinh.

16-17 “… Người chữa lành mọi kẻ ốm đau …” :

Hai câu này tóm tắt hoạt động cứu thế của Đức Giê Su. Lời trích dẫn I-sai-a 53,4 được dùng làm câu kết để tóm tắt rằng Đức Giê Su rao giảng lòng nhân từ, đã chứng minh lời giảng dạy của mình bằng các phép lạ chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :

1. Toàn bộ ba phép lạ cho ta thấy ngay ý nghĩa này: Sau khi chữa lành người phong cùi: kẻ bị ruồng bỏ và bị xem là ô uế, kế đên người đầy tớ của viên đội trưởng: một kẻ ngoại bị xa lánh; tiếp đến Đức Giê-Su chữa lành nhạc mẫu của Phêrô, một phụ nữ bị gạt ra bên lề, vì xã hội Do Thái vẫn liệt phụ nữ vào hạng thứ yếu: đó chính là những kẻ được quyền năng Nước Trời thi ân giáng phúc. Đúng như lời Đức Maria chúc tụng Thiên-Chúa : “Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường…”

Cần lưu ý đến thứ tự các địa điểm diễn ra phép lạ: Trước hết Đức Giê-Su ra tay ngoài thành 8,1: phép lạ chữa lành người phong cùi; rồi trong thành 8,5: phép lạ chữa lành người đầy tớ của viên đại đội trưởng và sau hết là trong nhà 8,14: phép lạ chữa lành cơn sốt cho bà nhạc mẫu của Phêrô. Các địa điểm này điều là những nơi cốt yếu trong sinh hoạt của con người. Thiên-Chúa đến và cứu giúp con người trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh và mọi người.

2. Phép lạ chữa lành người đầy tớ của viên đại đội trưởng:

a) Nhìn vào Chúa Giê-su:

– “Chính tôi sẽ đến chữa nó”: Chúa Giê-su tỏ ra:

+ Không hẹp hòi, kỳ thị, khép kín theo phong tục người Do Thái đối với lương dân.

+ Vô vị lợi và vị tha đối với đối tượng phục vụ.

+ Chúa Giê-su nêu cao tinh thần bác ái Kitô giáo và như  vậy người đã loan báo Tin Mừng Nước Thiên-Chúa cho mọi người chúng ta.

– “Tôi không thấy một người Ít-ra-en nào có lòng tin như thế”: Ở đây Chúa Giê-su trách người Do Thái đã được mọi đặt ân: dân được Thiên-Chúa chọn và được rao giảng về Chúa Cứu Thế, nhưng đã không tin vào quyền năng cứu thế của Chúa Giê-su. Nhưng Chúa khen viên đội trưởng, tuy là người lương, chưa được biết Chúa, nhưng ông đã tin cách mạnh mẽ vào quyền năng cứu thế của Người.

Đức tin trong đời sống đạo của tôi được khen hay bị khiển trách đây?

– “Từ phương đông phương tây… nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra bên ngoài”:

+ Chúa sẽ xét xử chúng ta theo niềm tin của ta, chứ không theo danh nghĩa hay gốc gác của chúng ta. Điều này cảnh giác chúng ta đừng ỷ lại vào danh nghĩa, địa vị: là công giáo, tu sĩ, giáo sĩ mà tự mãn tượng mình được cứu rỗi, nhưng phải nỗ lực sống niềm tin vào Chúa và phát triển niềm tin ấy trong suốt cuộc đời trần thế của mình.

b) Nhìn vào viên đại đội trưởng:

– Ông tuyên xưng đức tin cách thành thực đơn sơ và khiêm nhường, vì ông tin vào hiệu lực của lời Chúa phán ở xa. Đây là đức tin mẫu gương cho chúng ta, và chúng ta sống đức tin này mỗi khi chúng ta dọn mình trước khi rước lễ: “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời thì linh hồn được rỗi”.

– “Và ngay giờ đó, người đầy tớ được khỏi bệnh”:

+ Ông tin vào lời Chúa và thi hành lời Chúa nói: “Ông đi về”; nên ông đã được như ý là đấy tớ ông được khỏi. Noi gương ông, chúng ta đọc, học, suy niệm lời Chúa, chúng ta phải tin vào lời Chúa và thực hành lời Chúa trong đời sống hằng ngày.

+ Niềm tin của ông có hiệu quả cứu độ cho người khác. điều này khích lệ chúng ta cứu giúp tha nhân bằng lời cầu nguyện, bằng những việc lành phúc đức…

3. Phép lạ Chúa chữa nhạc mẫu của Phêrô:

Chúa vào nhà, đụng vào tay nhạc mẫu ông Phêrô đang lên cơn sốt, và cơn sốt dứt ngay, diễn tả rằng:

– Chúa Giê-su, với vai trò đầy tớ đau khổ của Giavê, đến nhận lấy đau khổ của con người, để cứu giúp con người. suy về mầu nhiệm cứu chuộc, nhất là mầu nhiệm Thập Giá của Chúa Kitô, chúng ta cảm nghiệm về tình thương cứu độ của Chúa đối với mỗi người chúng ta.

– Bà nhạc mẫu chỗi dậy và phục vụ người: đón nhận ơn Chúa và biết cảm tạ ơn Chúa bằng cách phụng sự Thiên-Chúa qua những việc phụng sự  Hội Thánh và tha nhân vì danh Chúa.

4. Suy niệm những phép lạ trên đây, chúng ta nhận biết và cảm nghiệm được tình thương cứu độ của Chúa, để nhờ đó chúng ta cũng biết dựa vào tình thương của Chúa để phục vụ tha nhân.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.