Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần XII Mùa Thường Niên (Mt 7:15-20) | Giáo Phận Phú Cường
Mát-thêu tập họp lại ở đây những câu diễn tả về cây trái có lẽ đã được Chúa nói trong nhiều trường hợp khác nhau. Chẳng hạn, ta ghi nhận sự tương ứng với dụ ngôn cây nho trong Tin Mừng thánh Gioan .15,6… mà ông nhấn mạnh tới sự liên kết với thân cây để được sống và sinh hoa kết trái…
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Tư Tuần XII Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mt 7:15-20
Noel Quesson – Chú Giải
Bài đọc I : St 5,1-12.17-18
Tôi sẽ qua đi mà không có con.
Ngươi hãy ngước mắt lên trời, hãy đếm các ngôi sao. Miêu duệ của ngươi sẽ đông đảo như thế.
Cuộc đối thoại kỳ diệu. Nỗi khổ con người của Abraham, là không có con. Người trao phó điều đó cho Chúa, lại một vấn đề thuộc đời sống cụ thể. Và Thiên Chúa hứa Một miêu duệ đông như sao trời ! Thật khó tin. Rõ ràng là không thể có được.
Và chúng ta biết, cả ngàn năm sau, lời hứa này mới được thực hiện. Hàng triệu người Do Thái, Ả Rập. Kitô hữu tôn kính Abraham như cha họ. Nhưng vào lúc đó, ông đã chỉ thấy một điều là ông đã già, vợ ông lại son sẻ và họ không có con.
Lạy Chúa, Chúa cũng hướng chúng con nhìn về tương lai, Chúa làm chủ diều không có thể . Thế giới không phải là cùng tận. Tương lai ở trong tay Chúa. Cả chúng con nữa, Đức tin phải hướng chúng con “về tương lai”.
Hôm nay, con phải làm gì để nỗ lực trong đường lối Chúa. Cả như khi con không thấy được thành quả lịch sử tiến đến thành toàn.
Abraham tin vào Thiên Chúa, và vì đó ông được công chính.
Tin tưởng vào Chúa.
Năm tháng trôi qua, và đứa con được Chúa hứa chưa đến. Các lời Chúa hứa là lừa phỉnh sao ? Dầu vậy, Abraham vẫn tiếp tục đợi chờ từ Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con được sự kiên trì và kiên quyết này trong Đức tin.
Tôi im lặng một lát, để đi lên điều tôi :mong đợi nơi Chúa, hôm Nay như ơn phúc, sự giải thoát khỏi tội lỗi . . . đã chạm đến từ lâu. Con vẫn tin ở Chúa, Lạy Chúa. Điều Chúa hứa, chắc chắn sẽ được thực hiện.
Một cơn sợ hãi khủng khiếp, và u tối bao trùm lấy ông.
Đức tin, niềm xác tín vào Chúa, không dẹp tan mọi lo sợ, mọi u tối. Điều đó đã trở nên thực sự khó khăn đối với Abraham vào một quãng thời gian nào đó. Một cuộc trông chờ bất tận.
Đời chúng con cũng thế, có những đêm tối những lúc rơi vào trống rỗng và thử thách làm căng thẳng trí não tột độ. Lạy Chúa, có thể đây là dấu hiệu Chúa đi qua, như trong cuộc đời của Abraham, bạn Chúa.
Trong ngày đó, Chúa thiết lập giao ước với Abraham.
Chúa thường hành động trong chúng ta, khi chúng ta trống rỗng và hoàn toàn mẫn thụ trước hành động của Chúa. Chính khi mọi sự xem như mất hết, như trong cuộc khổ nạn, mà ơn cứu rỗi Phục sinh đến gần.
Giao ước giữa Thiên Chúa và Abraham được diễn tả theo các nghi thức vay mượn từ thói quen của các bộ tộc du mục thời đó : hai bên kết ước, chịu cắt xẻ như các con vật bị chặt đôi, nếu họ thất lời . Như Giavê (Thiên Chúa) đã một mình đi qua các tế vật, dưới hình thức một ngọn “lửa”. Vì chỉ có sự trung tín của Người đã thực sự đoàn kết.
Thật cảm động khi thấy Thiên Chúa dấn mình như thế, khi đi vào hình thức một kết ước như lũ người dữ tợn sống du mục làm với nhau và chỉ có thể dựa vào bạo lực.
Lạy Chúa, Hôm nay Chúa vẫn muốn thực hiện “Giao
Ước” với loài người. Con biết rằng về phía Chúa. Giao ước này sẽ mãi bền chặt.
Bài đọc II : 2V 22,8-13.231-3
Tôi đã tìm gặp sách lề Luật trong đền thờ Giavê.
Đây là một biến cố không đáng kể, bề ngoài rất tầm thường, tình cờ xảy đến.
Vào năm 622 dưới thời vua Josias, trong lúc công tác dọn dẹp Đền thờ, các người thợ “tìm thấy” một cuốn sách (đó là sách Đệ Nhị Luật) đã lạc mất hay “cắt giấu” nơi này mấy năm về trước.
Cũng có những biến cố như thế xảy đến cho mọi người. Có những lúc xem ra như người ta “mất Lời Chúa” và có lúc người ta “tìm thấy lại”.
Tôi phải cầu nguyện qua sự việc trên. Lạy Chúa, phải chăng con đã thường bỏ qua những cơ hội như thế ? Một cuộc gặp gỡ, một đoạn sách, một cơn bệnh, một niềm vui, một nỗi khổ. . . trong các biến cố ấy đều có Người ở đó, dấu ấn, nhưng sẵn sàng để gặp gỡ.
Vua vừa nghe “các lời ghi chép trong sách này” thì xé áo mình ra.
Đó là dấu chỉ vừa ăn năn , ước muốn trở lại.
Sách Luật mới tìm được, chứa đựng lời kêu gọi tái lập Giao ước : Giọng nói của” sách Luật gồm toàn những lời đầy tâm tình như : Thiên Chúa mong ước được yêu thương lại… Thiên Chúa mời gọi ta yêu mến Người.
Khi nghĩ đến tội lỗi của dân, nhớ lại sự lãng quên vô kể lâu dài này, lòng vua Josias đau xót va vua xé áo mình. Đúng vậy, dù chúng ta bỏ quên Thiên Chúa, Người vẫn không bao giờ quên chúng ta. Trong khi chúng ta không thường gặp gỡ Người thì Người vẫn ở đó để luôn yêu thương ta.
Nhờ khám phá ra “Tình yêu” này, mà lòng dạ Josias xốn xang vui mừng và xa xót.
Vua truyền triệu tập các kỳ lão và toàn dân Giêrusalem các tư tế, các ngôn sứ và toàn thể dân chúng từ bé chí lớn.
Tựu trung, người ta không trở lại riêng rẽ một mình . Mọi người khi tìm gặp hay lặp lại Thiên Chúa thì cũng gợi lên một thứ phản ứng dây chuyền : “mọi người được trỗi dậy cũng kéo thế giới lên”.
Tôi nghĩ gì về những trách nhiệm của tôi, về những người lệ thuộc vào tôi ? Về điều họ thiếu khi tôi lìa bỏ Thiên Chúa.. ? về những điều lợi cho họ khi cuộc đời tôi được biến đổi trong chiều hướng của Thiên Chúa ?
Tôi lo lắng thế nào để giúp người ta chia sẻ các khám phá riêng của tôi ?
Tôi có “Tin Mừng” nào để nói cho những người thân yêu của tôi không ?
Ong đã đọc cho họ các lời trong sách Giao ước đã tìm thấy trong đền thờ.
Thế là Josias tổ chức một nghi thức phụng vụ trọng thể một cuộc suy tôn lời Chúa.
Viên thư ký đã đọc bản luật cho vua nghe.
Bấy giờ vua đọc lại cho dân nghe.
Cũng như trong sách Tin Mừng, người ta nhận thấy cả một sự loan truyền nối tiếp nhau : các người thợ tìm gặp cuốn sách trong lúc làm việc, họ mang sách đến cho vị thượng tế Helcias, vị này gọi Saphane, viên thư ký của nhà vua, để báo lại cho vua Josras, vua lại đề xướng Giao ước với toàn dân Giêrusalem.
Lời Chúa được truyền lan từ tay này qua tay khác, từ miệng này qua miệng khác, từ tai này qua tai khác. Thiên Chúa cần đến lời người.
Vua đứng gần cột trụ và kết giao ước trước nhan Giavê, tự buộc theo Giavê và tuân giữ các lệnh truyền Người hết lòng hết linh hồn.
Một cuộc cải cách bắt đầu, một giai đoạn mới của cuộc sống.
“Ngươi sẽ yêu mến Thiên Chúa người hết lòng, hết linh hồn ngươi”.
BÀI TIN MỪNG : Mt 7,15-20
Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả : Họ đội lốt chiên mà đến với anh em, nhưng bên trong họ là sói dữ tham mồi.
Trong Cựu ước, Thiên Chúa thường đề cao cảnh giác “các ngôn sứ giả”.
Ở đây Đức Giêsu lưu ý :Bề ngoài họ giống hệt như các ngôn sứ đích thực : họ cũng mang bộ áo giáo lý chân chính và mặc thứ luân lý tốt lành… Do đó, rất khó điểm mặt họ .
Như thế đối với Giáo hội, mối nguy hiểm lớn không nhất thiết đến từ những kẻ thù bên ngoài, thường dễ nhận diện, nhưng do những con người bề ngoài có một đời sống hết sức bình thường, chứng thực sự họ chỉ là những “sói dữ” phá hại, cho dù họ khoe khoang là nhân danh Thiên Chúa là nói.
Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.
Đức Giêsu là con người thực tế. “Cứ xem họ hành động ra sao. . . “. Giá trị đích thực của một người thường biểu lộ qua việc làm của họ. Chẳng hạn, ta có thể nói nhiều về Giáo hội, nhưng thực tế, ta lại sống tách biệt và không vâng phục Giáo hội.
Suốt cuộc sống Đức Giêsu đã đụng độ với nhóm Kinh sư và Pharisêu, là những con người bề ngoài rất đạo đức. Thái độ khiêm tốn, vâng phục Thần khí, là một thứ hoa quả giúp ta nhận ra ngôn sứ đích thực.
Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái ? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ ? Nên hễ cây tốt thì sinh trái tốt, cây xấu thì sinh trái xấu .
Một trái “ngon” ư !
Đặc tính của một trái, tùy thuộc vào đặc tính của cây.
Lạy Chúa, xin biến đổi tâm hồn con trở thành một trái thơm ngon, để nhờ đó người khác có thể thưởng dùng tự nuôi sống. Và như thế, cây phải tốt ? Nghiã là toàn bộ rễ, thân, cành phải đáng kể… để hoa trái được thơm ngon.
Phải, những cử chỉ và lời nói bên ngoài, chỉ có giá trị đích thực, nếu chúng biểu lộ một sự trung thành nội tâm với Thiên Chúa và Giáo hội.
Cây tốt không thể sinh xấu, cũng như cây xấu không thể sinh trái tốt.
Đó là một tiêu chuẩn tốt để lượng định tính đích thực của một ngôn sứ, một phong trào hay một quan niệm : nhẩn nha xem nó dẫn tới việc làm nào. Hậu quả cụ thể của hành động, tư tưởng đó ra sao ?
Đời sống con người là “một” : Mọi sự đều thống nhất với nhau… từ tư tưởng ý muốn, đến hành động.
Định hướng tổng quát đời sống tôi ra sao ?
Đôi khi ta gặp thấy những tâm hồn, bối rối vì tưởng mình đã phá vỡ cuộc đời do một tội trọng đã phạm… Thế mà, ở đây, Đức Giêsu lại nói với ta : chính cái nên tổng quát của đời sống mới đáng kể.
Cây nào không sinh trái tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa.
Mát-thêu tập họp lại ở đây những câu diễn tả về cây trái có lẽ đã được Chúa nói trong nhiều trường hợp khác nhau. Chẳng hạn, ta ghi nhận sự tương ứng với dụ ngôn cây nho trong Tin Mừng thánh Gioan .15,6… mà ông nhấn mạnh tới sự liên kết với thân cây để được sống và sinh hoa kết trái.
Chính Mát-thêu cũng nhấn mạnh đến sự khẩn thiết phải hoán cải : thời gian xét xử của Thiên Chúa đã tới gần. Chúng ta có trở nên cây tốt không ? Sự phong phú của ta ra sao ? Ta có cống hiến những trái thơm ngon nào không ?
Theo mạch văn trên, Chúa ám chỉ các ngôn sứ giả như những cây khô héo bị nén vào lửa.
Những hình ảnh đó cũng đúng đối với mọi người chúng ta, nếu ta không lo sinh hoa kết trái cho sự sống đời đời.
Giáo phận Nha Trang – Chú Giải
Đề phòng các tiên tri giả.
HOÀN CẢNH :
Bài tin mừng hôm qua (7,12-14) Chúa dạy ta phải qua cửa hẹp mà vào Nước Trời, nhưng đường hẹp cũng phải có người hướng dẫn chính thức chứ không phải bất cứ tiên tri nào cũng được.
Ý CHÍNH:
Bài tin mừng hôm nay Chúa chỉ vẻ cách đề phòng các tiên tri giả bằng cách xem quả mà biết cây.
TÌM HIỂU:
15 “ Anh em hãy coi chừng các tiên tri giả…”:
Trong Hội Thánh, không thiếu gì những con sói đội lớp chiên: những kẻ nhân danh cái tốt để dạy điều xấu. Trước những con người như thế, người môn đệ chân chính phải biết biện phân thật và giả: không để mình dễ bị lôi cuốn bởi lối ngụy biện của họ, nhưng phải nhìn vào cuộc sống của họ để xem họ có thật sự phục vụ cho chính nghĩa của Chúa Kitô không?
16-17 “Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai…”:
dùng hình ảnh cây và trái, Đức Giêsu muốn áp dụng luận nhân quả; nghĩa là tương quan con người với cuộc sống cũng như cây và trái.
18 “Cây tốt không thể sinh quả xấu…”:
Tất nhiên cây lành hay xấu, là do bản chất tự nhiên, không thể thay đổi được. Con người là tốt hay xấu không phải do bản tính mà do trách nhiệm của mình, và có thể thay đổi được.
19 “Cây nào không sinh quả tốt…”:
Ý nghĩa của câu này liên hệ đến dụ ngôn cây nho trong đoạn 15, nơi mà thánh Gioan nhấn mạnh đến sự kết hợp với cây để sống và mang lại hoa trái. Đối với mỗi người chúng ta, câu này có giá trị như một lời cảnh giác nếu chúng ta không sinh hoa kết quả cho sự sống đời đời.
20 “Vậy cứ xem họ sinh hoa quả nào…”:
Câu kết thúc đoạn này đưa ra một nguyên tắc chung để đánh giá người môn đệ đích thực, người Kitô hữu đích danh và vị tiên tri chính hiệu, đó là tùy thuộc vào việc làm và đời sống cụ thể có phù hợp với giáo huấn của Tin Mừng của Chúa không?
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
1. “Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả…”:
– Chúa cảnh giác chúng ta phải đề phòng các tiên tri giả.
– Chúa cảnh giác mỗi người chúng ta: không được lợi dụng những việc lành, việc đạo đức bên ngoài để trục lợi và tìm địa vị ở trần gian.
2. “Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai”:
Chúa Giê-su đưa ra cho chúng ta phương thế để phân biệt tiên tri giả và tiên tri thật, kitô hữu thật và dỏm, đó là hoa trái, tức là kết quả việc làm và đời sống của người ấy. Điều này nhắn nhủ chúng ta: không được giả hình hay vụ hình thức trong cuộc sống và trong những việc lành cũng như trong các việc đạo đức hằng ngày. Việc làm bên ngoài phải trung thực với ý hướng ngay lành của nội tâm.
3. Hễ cây tốt thì sinh quả tốt; cây xấu thì sinh quả xấu”. Điều này đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại và liên tục đào tạo cho mình thành một cây tốt, nghĩa là thành người tốt và nhân bản, và nhất là tốt về đời sống tâm linh.
4. “Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt”:
Tính chất của hoa quả tùy thuộc vào tính chất của cây: Trái muốn tốt thì cây phải tốt. Điều này nhắc nhở chúng ta:
– Cần phải sống đúng với phẩm giá người ki-tô, con cái Thiên-Chúa , thì công việc của chúng ta mới có giá trị đạo đức đích thực.
– Nếu là cây xấu, nghĩa là một kitô hữu đã bị biến chất, thì cần phải mau chóng hoán cải để trở về với danh nghĩa đích thực của mình; hoà giải với Thiên-Chúa và với tha nhân, thì công việc của đời sống chúng ta thực hiện mới có giá trị đạo đức và đem lại hoa trái phần rỗi linh hồn đời đời.
5. “Vậy cứ xem họ sinh hoa quả nào thì biết họ là ai”:
Người kitô hữu không phân biệt với người khác ở cách ăn mặc, các phù hiệu hay các hình thức bên ngoài, nhưng nhờ cách sống phù hợp với Tin Mừng và sinh hoa kết quả với những việc lành, bác ái và bằng đời sống hiệp nhất, yêu thương và bác ái.
Đây chính là tiêu chuẩn, là thước đo mà Chúa Giê-su đã đưa ra để chính mỗi người chúng ta xét mình trong đời sống hằng ngày và cộng đoàn chúng ta đang sống nữa.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10