Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật XII Mùa Thường Niên Năm A (Mt 10:26-33) | Giáo Phận Phú Cường
Đối với Người, đời sống trần gian ít giá trị so với sự sống đời đời mà Người biết từ bên trong như Con của Cha. Con người có thể tấn công sự sống của thân xác. Nhưng họ không có quyền gì trên “sự sống thật” hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của họ. Thánh Vịnh 123,7 đã nói đến linh hồn thoát khói lưới của kẻ đánh lưới chim muốn bắt lấy nó”…
Chú Giải Tin Mừng
Chúa Nhật XII Mùa Thường Niên Năm A
TIN MỪNG: Mt 10:26-33
Noel Quesson – Chú Giải
Vậy anh em đừng sợ người ta. Thật ra, không có gì che giấu mà sẽ không được tỏ lộ, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết. Điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm, thì hãy nói ra giữa ban ngày , và điều anh em nghe rỉ tai, thì hãy lên mái nhà rao giảng.
Ngày nay, chúng ta thấy việc truyền bá Phúc âm trong thế giới sống theo vật chất của chúng ta thật khó khăn. Vào thời của Thánh Mátthêu, điều đó cũng đã khó khăn rồi. Người ta cảm thấy trong những câu này của Đức Giêsu một ý muốn khích lệ : Anh em chớ nản chí, hãy vượt lên trên sự sợ hãi để rao giảng ! Không gì có thể ngăn cản sức mạnh truyền bá chân lý. Sự thuyết giáo của Đức Giêsu tự nó là một hành động rất khiêm nhường, một “sứ điệp được che giấu . . . nói lúc đêm hôm. . . nói nhỏ vào tai” . Sau nhiều thế kỷ, chúng ta thấy rằng Tin Mừng đã đi giáp vòng trái đất và vượt qua mọi chướng ngại. Lạy Chúa, xin nhắc chúng con có lòng can đảm để nói về Lời Chúa.
“Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn.
“Anh em đừng sợ !”
Ba lần , điệp khúc này trở lại trong miệng Đức Giêsu (Mátthêu 10 26-28-31). Tôi tưởng tượng Đức Giêsu ngẩng cao đầu một cách hiên ngang khi nói ra những lời đó. Chính Người chưa khi nào Người sợ hãi. Người biết Người sẽ bị giết chết bởi lẽ sự thù hận của các kẻ thù dâng cao lên xung quanh Người như một con sóng đáng sợ, ngay khi Người bắt đầu đi rao giảng. Nhưng Đức Giêsu biết những “giá trị thật”.
Đối với Người, đời sống trần gian ít giá trị so với sự sống đời đời mà Người biết từ bên trong như Con của Cha. Con người có thể tấn công sự sống của thân xác. Nhưng họ không có quyền gì trên “sự sống thật” hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của họ. Thánh Vịnh 123,7 đã nói đến linh hồn thoát khói lưới của kẻ đánh lưới chim muốn bắt lấy nó”.
Người tử đạo biết điều đó và theo bước Đức Giêsu. Người bị bách hại cao cả hơn kẻ bách hại người ấy. Người bị hành hình cao cả hơn tên đao phủ. Bề ngoài, kẻ bách hại mạnh hơn : hắn có vũ khí, có quyền lực bạo tàn. Hắn chỉ mạnh trên bình diện của sự tàn ác… mạnh một cách thú vật !
Người bị bách hại mạnh bởi một sức mạnh nội tâm không thể đánh bại. Là một gói cơ bắp lớn hơn những cơ bắp của đối thủ thì không đáng kể . Là một linh hồn mạnh mẽ” hơn, đó mới là đáng kể.
Đúng hơn anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục.
Hỏa ngục, tiếng Do Thái là . “Gué-H.innum” là một thung lũng ở phía Nam Giêrusalem, được coi như một hình ảnh tượng trương của Hỏa Ngục. Thung lũng đó bị chúc dữ từ những thời xa xưa vì là nơi người ta đã sát tế nhiều người. Đó là nơi bi thảm dùng để thiêu sinh trẻ con, người ta đặt chúng trên những cánh tay đã nung nóng đỏ của thần Moloch. Vào thời của Đức Giêsu thung lũng hỏa ngục tộc ác đó luôn là một bãi rác tởm lợm mênh mông của thành Giêrusalem. Người ta thường xuyên đốt rác và xác người chết ở đó. Cách nay hai năm, tôi mạo hiểm đến đó một mình, giữa những tảng đá bị lửa làm cháy nám. Đây đó, một vài cuộn khói còn bốc lên. . . Than ôi, truyền thống nhân loại còn ghi nhớ mãi sự tàn bạo kinh hoàng ấy, và đâu phải chỉ có ở Giêrusalem !
Tuy nhiên Đức Giêsu lặp lại với chúng ta : “Đừng sợ những kẻ. giết thân xác. . . hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt linh hồn !”. Công thức này đáng kinh ngạc và cũng nghịch lý “Linh hồn” không thể giết được ! . Công thức đáng sợ ? Vậy “giết một linh hồn” có nghĩa là gì ?
Nỗi sợ hãi duy nhất của chúng ta, Đức Kitô khẳng định, chính là đánh mất đức tin…
Nỗi sợ hãi duy nhất của chúng ta phải là sợ không đủ can đảm để “tuyên xưng và sống đức tin của chúng ta” .
Không phải những kẻ bách hại làm mất Giáo hội…mà là những kẻ bỏ đạo !
Điều làm Giáo Hội phải động viên toàn bộ lực lượng chính là sự đánh mất đức tin trong các linh hồn ! Khi người ta nghĩ đến những chiến dịch của dư luận để cứu lấy các hải cẩu con, hoặc cá voi, hoặc những phong cảnh cần được bảo vệ, hoặc các di tích cổ… thì thử hỏi người ta làm gì để cứu lấy các linh hồn ? Người ta phải làm gì để con người không bị hư mất, không bị phá hủy từ bên trong khi đánh mất hết mọi ý nghĩa của cuộc sống ? Các cộng đoàn Kitô hữu sẽ bị phán xét sau này, về những “linh hồn” mà họ để cho mất đi, Đó là hoả ngục ! Đó là điều Đức Giêsu sợ ! Đó là điều chúng ta phải sợ !
Hai con chim sẻ chỉ bán được một xu phải không ? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em”.
Một hình ảnh không thể nào quên được. Đối với Đức Giêsu, không gì thoát được sự chăm chút lạ lùng của Chúa Cha. Biến cố nhỏ nhất đã được Thiên Chúa muốn hoặc dự kiến. Ví dụ như một con chim rời khỏi tổ. Một hiện tượng vô nghĩa chăng ? Không, Thiên Chúa chăm sóc mọi tạo vật của Người. Không có gì thoát khỏi Người. Những công thức triệt để này được đánh dấu với tâm thất Sê-mít không nên làm cho chúng ta kết luận về một thứ thuyết định mệnh phải, quả thật không có gì thoát khỏi tình yêu của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa dẫn đưa các sự vật theo bản chất của chúng : những con người tự do được Thiên Chúa hướng dẫn một cách tự do… Thiên Chúa chăm chút đến những hành động tự do của chúng ta : không một hành động nào thoát khỏi Người. Nhưng Người tôn trọng chúng… và có thể nói rằng, Người muốn chúng, khi chúng ta muốn chúng ! Đó chính là trách nhiệm rất lớn của tự do con người.
“Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Người chúng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ : anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ”.
Thay vì làm chúng ta sợ, sự chăm chút của Thiên Chúa trên mỗi hành động của chúng ta phải làm cho chúng ta tràn đầy niềm vui : tôi được yêu mến. . . yêu mến không chút xao nhãng… không một phút giây nào lơi lỏng. Đấng yêu tôi, biết tôi đến từng chi tiết nhỏ. Người biết tôi hơn cả tôi biết chính mình.
Sự cầu nguyện của tôi trong lúc này có thể có hình thức sau đây : tôi để cho Thiên Chúa nhìn tôi ! Các bạn cố gắng nhận thức một cách cụ thể rằng sức mạnh sáng thế vĩ đại trong lúc này không bị vận hành của vũ trụ và lịch sử hoàn vũ làm cạn kiệt mà còn hoàn toàn lưu tâm đến “tôi” : Dưới mắt Thiên Chúa, tôi “đáng giá” hơn tất cả chim chóc của thế gian ! Và trên thế gian có nhiều tổ chim chóc ? Cha Cardjin, người sáng lập J.O.C . (thanh lao công) đã nói : “Linh hồn của một công nhân trẻ còn đáng giá hơn tất cả vàng bạc của thế gian !”.
Vậy thì, Lạy Chúa, Chúa biết mọi sự xảy đến cho con ? Chúa săn sóc trên mọi sự ? Chúa yêu thương con ? Quả thật, làm sao con có thể sợ ? Điều gì xấu có thể đến với con, nếu con vẫn ở dưới ánh mắt của Chúa. Nhưng một cách chính xác, tất cả vấn đề là ở chỗ đó.
Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
Phải vấn đề “linh hồn” vẫn luôn là điều chủ yếu. Một cách chính xác đây là sự tuyên xưng đức tin ! Phải là một sự tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người… do đó không chỉ là, một. loại đức tin dưới tầng hầm mà không ai có thể xác nhận. Cũng không chỉ là tự nhủ mình là “tín hữu’ khi nói ra điều đó, không gây mâu thuẫn cũng không gặp nguy hiểm nào . . . hoặc khi điều đó không đem lại sự cam kết nào..khi điều đó không thay đổi gì cho đời sống tôi. Vấn đề là “tuyên bố nhận Đức Giêsu”, trước một tòa án, trước một người nào đó không đồng ý, và đang cố làm cho các bạn nói điều ngược lại, trước một người nào đó sắp chế giễu các bạn, sắp hành hạ, tra khảo các bạn, hoặc gởi các bạn như một người điên đến bệnh viện tâm thần, như điều đã xảy ra trước đây ở Liên xô .
Có phải tôi tuyên bố nhận Đức Giêsu trước mặt thiên hạ không ?
Có phải tôi thực hành đức tin của tôi ? tôi trả giá nào cho điều đó ? Tôi hy sinh điều gì ? Có phải tôi phục vụ Thiên Chúa và Đức Kitô của Người ? Hoặc có phải tôi chỉ dùng thời gian để phục vụ chính mình ? Tôi làm gì cho Thiên Chúa ?
Còn ai chối Thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ chối người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
Một lần nữa, chúng ta thừa nhận rằng chính chúng ta tạo nên sự phán xét của chúng ta ngay từ bây giờ. Đức Giêsu chỉ chia ly với những người đã chia ly với Người, chỉ chối những người đã bắt đầu chối Người trước kia. Chối Đức Giêsu. Tôi nghĩ đến sự chối Chúa của Thánh Phêrô. . . mà Đức Giêsu đã tha thứ một cách tài tình sau ba lần tuyên xưng đức tin và tình yêu mến của Thánh Phêrô : “Phêrô, anh có yêu Thầy không ?”. Vậy không có sự chối Chúa nào là không tránh được. Và chung cuộc, không một tội lỗi nào, dù nặng nề nhất mà không thể tha thứ được.
Một cách chính xác là với điều kiện phải “tuyên bố nhận Đức Giêsu” và tin một cách chắc chắn rằng Đức Giêsu cứu độ và tha thứ.
Tất cả sự nghiêm túc của tự do chúng ta nằm trong khả năng mà chúng ta dùng để nói : “Tôi tin vào Chúa”. . .đến độ sẵn sàng chịu đổ máu nếu cần. Chúng ta chớ quên điều đó.
Đến độ chịu đổ máu ! Điều này hiếm khi có hình thức của sự tử đạo. Nhưng điều đó thường mang khuôn mặt của sự trung tín anh hùng của chúng ta, của những bổn phận hàng ngày, của những can đảm trước điều xảy đến, của những thử thách…
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10