Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần XI Mùa Thường Niên (Mt 6:7-15) | Giáo Phận Phú Cường
Cầu nguyện là đích thân đến gặp Thiên-Chúa. Do đó các nhà tu đức giải thích “vào phòng” là hồi tâm, tự đặt mình trước Thiên-Chúa trong chính lòng mình: nhờ lòng tin. Thiếu điều này thì không thể cầu nguyện thực sự. Vậy chúng ta hãy tập thói quen: giục lòng tin để mời chúa đến mỗi khi gặp gỡ chúa trong các việc đạo đức…
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Năm Tuần XI Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mt 6:7-15
Noel Quesson – Chú Giải
Bài đọc I : 2 Cr 11,1-11
Vì những lý do người ta không biết được, Phaolô lo lắng để không đòi hỏi người Côrintô điều gì cho cuộc sống cá nhân mình, Người tiếp tục sống nhờ sự trợ giúp Người đã nhận được từ trước đó các dân cư Philipphê ở Maxêđônia. Nhưng các kẻ thù lợi dụng việc đó bôi nhọ Người : “Nếu ông không đòi hỏi các ngươi gì cả, chính vì ông không yêu thương các ngươi. Người lại bắt buộc phải tự vệ.
Anh em thân mến, phải chi anh em chịu đựng một phần nào sự ngu dại của tôi, chắc là anh em đành chịu đựng.
Khi người ta tấn công sự bất vụ của ngài, điều này là quá đáng mà ngài phản kháng điều ngài sắp nói sẽ là thứ ngôn ngữ có hơi điên khùng, khó hiểu nóng nảy. Tính hăng say nồng nhiệt của ngài sắp nổ tung và đây là một sự “đam mê” cuống cuồng vì Thiên Chúa. Phải, Phaolô có thể thực hiện những hành động điên khùng, quá khích khó hiểu đối với người không hề biết yêu…nhưng dễ hiểu khi người ta yêu.
Vì tôi yêu mến anh em như Chúa có lòng yêu mến.
Đó, không ít hơn. Ngài biết yêu “với chính lòng Chúa”.
Không lạ lùng gì khi có “quá khích.”
Đây là một tình yêu “vô cùng!”
Tôi đã đính hôn anh em cho một người, như dâng một trinh nữ trong trắng cho Đức Kitô.
Thật may mắn vì ngài đã báo trước là ngài sẽ nói cách điên khùng.
“Đính hôn” với Chúa ! “Đồng minh” của Chúa ! Người yêu” của Chúa ! Đây không phải một lần Phaolô nói điều đó Hội Thánh là hiền thê của Chúa Kitô. Nhân loại được Chúa Kitô yêu thương say đắm.
Tôi nên nghe, nghe lại trong thinh lặng chiêm niệm những lời này. Tôi được yêu.
Trong một đoạn văn khác. Phaolô sẽ còn nói rõ hơn rằng, bí tích Hôn phối giữa người nam và người nữ là “dấu chỉ” của cuộc hôn phối nối kết Thiên Chúa với nhân loại, bất kể sang hèn, giàu có hay nghèo khó.
Nhưng tôi lại sợ rằng như con rắn đã dùng mưu chước mà cám dỗ Evà thế nào thì lòng anh em cũng ra hư đốn, không còn chân thành đối với Đức Ki tô như vậy.
Điều đó gợi nên ý niệm đúng đắn về “tội lỗi”. Đây không chỉ là một sự lỗi luật, một khuyết điểm luân lý nghịch với lý tưởng… mà là một bất trung với tình yêu. Khi làm điều dữ, “tôi làm tổn thương đến người yêu tôi “…”Tôi thiếu chú tâm và trung thành với Người”… “với Chúa Kitô “.
Oi Chúa Giêsu, con để cho lời kinh dâng lên trong lòng, từ mạc khải này. Con xin Chúa thứ tha. Xin cho con biết đáp lại tình yêu Chúa cách tốt đẹp hơn.
Đã có sự thật của Đức Kitô trong tôi, nên tôi không để ai giữ khỏi tôi được sự tôi khỏe như thế vì sao thế ? Có phải vì tôi không yêu mến anh em chăng ? Đã có Thiên Chúa biết.
“Tình yêu “nhưng không , vô vị lời mà Phaolô có đối với anh em ở Côrintô, chính Chúa Kitô bảo đảm và làm chứng : “Thiên Chúa biết sau một chút liên hệ tới ngài, người ta nói điều ngược hẳn lại.
Thiên Chúa biết cả con nữa, con muốn được sống dưới cái nhìn của Chúa, được niềm tin vững chắc rằng điều người ta không biết Chúa lại biết.
Bài đọc II : Hc 48,1-14 .
Thời gian lâu sau khi ngôn sứ Elia được đưa về trời, bên Sirac suy tôn ông và loan báo việc ông trở lại. Ơ đây, chúng ta có một mẫu bổ sung cho “tiểu sử” diễn ra trong toàn bộ Kinh Thánh : Các sự việc xảy ra trong quá khứ, được các thế hệ kế tập chú giải lại.
Ngôn sứ Êlia đã trỗi dậy “như một ngọn lửa” lời ông cháy như “một bó đuốc”… ông truyền cho lửa đổ xuống ba lần… ông được siêu thoát trong cơn lốc bùng cháy.
Con người Êlia được tượng trưng bằng lửa.
Đối với dân Hipri cũng như với nhiều dân tộc có tục “hiến sinh ” thì lửa là yếu tố mầu nhiệm nối kết con người với Thiên Chúa : người ta đưa tế vật qua lửa để lửa thấm nhập vào rồi ăn tế vật ấy trong một bữa ăn thánh để kết hợp với thần linh. Ngày nay kiểu dùng biểu tượng này không đánh động chúng ta bao nhiêu. Tuy nhiên phải cố gắng tìm lại ý nghĩa của biểu tượng này…
Ngay cả trong thời đại tân tiến, lửa còn có đặc tính như : đốt cháy . . . giải sáng . . . tinh luyện . . . tàn phá . . . khó mà chế ngự được . . . làm vui thích đồng thời cũng gây sợ hãi . . .hữu ích… và đây nữa? “ngọn lửa” đẹp thật, bí nhiệm thật, sống động thật… người ta sững sờ trước ngọn lửa, họ bị lửa hấp dẫn. . . tuy thế không ai đến quá gần được.
Tôi có thể hình dung lại các hình ảnh này để giúp tôi tiến gần Chúa một cách nào đó. Và tôi có thể dừng lại trong giây lát trên những lời nói mà một ngày kia Đức Giêsu sẽ tuyên bố : “tôi đem lửa xuống thế gian và tôi muốn gì hơn là làm lửa ấy cháy bùng lên.”
Hỡi Êlia, ngài đã làm trỗi dậy một người đã chết
Khi làm cho đứa con bà góa Sarepta sống lại, và hình như ông đã thoát khỏi luật của tử thần (ông được đưa lên trời), Êlia loan báo một kỷ nguyên mới cả lịch sử nơi đó sự chết sẽ bị đánh bại. Lạy Chúa Giêsu Phục sinh, xin người nên sự sống cho chúng con. Chúng con tin vào Người.
Một niềm tin như thế lan tràn trong toàn bộ Kinh Thánh. Đức Ki tô cũng đã hiện diện trong niềm tin này.
Hỡi Elia, ngài đã nghe lời Thiên Chúa trên núi Sinai và Hôrab…
Êlia đã trốn vào nơi cô tịch của sa mạc ngay trong hang của Môsê, để một lần nữa đón nghe tôn ý Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin làm cho chúng con trở nên những người say mê tìm gặp Chúa, Thánh Têrêsa Avila, đệ tử của vị ngôn sứ núi Camêlô đã nói : “Tôi ước ao thấy Thiên Chúa” và thánh nữ nói thêm : “Một mình Thiên Chúa là đủ cho tôi rồi !”
Hãy dành thời giờ sống với một mình Thiên Chúa.
Hỡi Elia ngài đã tôn phong các vị vua để tái lập nên công lý.
Êlia, con người của cầu nguyện chiêm niệm như ta thấy đó, ông không phải là một con người mềm yếu nhát gan. Ong lùi xa thế gian không phải là cuộc trốn chạy hèn nhát : Thiên Chúa luôn dẫn ông vào trận chiến cam go cho công lý.
Hãy dùng thời giờ để phục vụ anh em. “Ngươi phải yêu mến Giavê là Thiên Chúa ngươi” và người thân cận.
Hai giới răn này, chi là một. Nhưng không được xao lãng giới răn này hay giới răn kia.
Bài Tin Mừng : Mt 8,7-15 .
Trong bài giảng trên núi, Mát thêu đã tập họp lại những lời khuyên của Đức Giêsu về cầu nguyện, được ngài phát biểu trong nhiều dịp khác nhau.
Khi cầu nguyện, hãy vào phòng.
Có hai loại cầu nguyện : cầu nguyện “phụng vụ ” có tính cách chính thức, công khai tập thể . . . và cầu nguyện “cá nhân” mang tính kín đáo riêng tư với Thiên Chúa.
Loại cầu nguyện thứ hai này là dấu chỉ minh chứng : thực sự có đấng nào khác đó !
Một người không khi nào cầu nguyện một mình với Thiên Chúa, chứng tỏ rằng việc họ tham dự vào cách thực hành tôn giáo. Bề ngoài xem ra không có một giá trị thâm sâu nào cả.
Nhưng lạy Chúa, con đâu cần phải đoán xét kẻ khác.
Cứ xét đến con thôi,con có vào phòng riêng để cầu nguyện cách kín mật không ?
Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại .Họ nghĩ rằng : cứ nói nhiều là được nhận lời .
Nếu tôi thường bỏ việc cầu nguyện cá nhân có thể tôi đã mắc phải cái tật mà Đức Giêsu nói tới : nói nhiều, nói dai, lải nhải ! lúc đó, tôi sẽ cảm thấy nhàm chán, lời cầu nguyện có thể trở nên trống rỗng.
Lạy Chúa, xin giúp con khám phá ra cách cầu nguyện đích thực mà Chúa nói tới. Đó là lời cầu nguyện “lòng bên” lòng có phần thinh lặng. Chỉ hiện diện với Thiên Chúa, ngoài ra không cần gì nữa.
Lạy Chúa, xin giúp con đừng lải nhải dài lời ! Có những ngày mệt mỏi, ta không thể làm gì khác hơn là lập lại cách chiếu lệ những kinh nguyện đã được tạo sẵn, và luôn là những kinh như thế .. . .Nhưng đó không thể là trường hợp bình thường. . . Thông thường, kinh nguyện của tôi phải được phát xuất từ đáy tâm hồn mình, và luôn phải mới mẻ.
Tôi có bằng lòng với việc sử dụng những Kinh nguyện được tạo sẵn không ? Hay tôi thường nói chuyện với Chúa, bằng những lời cầu nguyện của riêng tôi ?
Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em, Đấng ngự trên trời! cũng sẽ tha thứ cho anh em.
Đây là đề tài Đức Giêsu đề cập đến nhiễu, và Người còn lập lại cách rất mạnh mẽ trong dụ ngôn “Tên mắc nợ không biết thương xót ” (Mt 18,23).
Cầu nguyện không thể tách lìa khỏi đời sống : thái độ tha thứ, yêu thương kẻ thù nghịch mà Chúa yêu cầu ta… cũng bảo đảm thái độ của Thiên Chúa đối lại với ta như thế.
Vậy anh em hãy cầu nguyện như thế này : Lạy Cha chúng con…
Thánh Têrêxa Avila ghi nhận bà rất ưa thích dùng những từ trên để cầu nguyện lâu giờ : một Thiên Chúa là tình yêu một Thiên Chúa luôn yêu thương tôi.
Đấng ngự trên trời… xin làm cho Danh thánh hiển vinh…
Thiên Chúa đó thật gần gũi, rất thân mật, nhưng cũng hoàn toàn khác ta.
Thực sự, ta không thể xác định vị trí đối với Thiên Chúa. Kiểu nói Người ngự trên trời, chỉ là một hình ảnh. Đúng ra, Người không hiện diện ở đây hay ở đó. Người ở khắp mọi nơi ! Những thuật ngữ trên chỉ muốn nói lên, Thiên Chúa vượt trên thế giới hữu hình mà ta phải tôn kính sự cao cả ,thánh thiện, siêu việt của Người.
Triều đại Cha mau đến, tôn ý Cha thành sự dưới đất cũng như trên trời..
Tất cả đều được nói lên trong câu diễn tả trên. Làm sao ta có thể phát biểu những lời đó trên đầu môi chót lưỡi mà không nỗ lực thực hiện chúng qua những việc làm nhỏ nhặt của đời sống mình.
Xin cho chúng con Ngày hôm nay lương thực cần dùng.
Đó là câu tóm gọn mọi nhu cầu thông thường của con người.
Lại nữa, đời sống của ta phải phù hợp với lời xin của mình Làm sao ta lại không làm việc để để thỏa mãn những nhu cầu của anh em ta ? Biết bao người trong họ đang gặp cảnh đói khổ
Xin tha ” tội”cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con.
Đừng đọc lướt nhanh lời cầu nguyện xin này.
Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng xin cứu khỏi tay ác thần.
Đây là lời cầu nguyện xin cô đọng súc tích… nối kết ít nhất với từng sinh hoạt của đời sống chúng ta.
Giáo phận Nha Trang – Chú Giải
Phải cầu nguyện thế nào?
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:
Bài tin mừng hôm nay dạy chúng ta phải cầu nguyện thế nào và cầu xin những gì? Đó là nội dung kinh “lạy cha”.
1. Cầu nguyện là đích thân đến gặp Thiên-Chúa. Do đó các nhà tu đức giải thích “vào phòng” là hồi tâm, tự đặt mình trước Thiên-Chúa trong chính lòng mình: nhờ lòng tin. Thiếu điều này thì không thể cầu nguyện thực sự. Vậy chúng ta hãy tập thói quen: giục lòng tin để mời chúa đến mỗi khi gặp gỡ chúa trong các việc đạo đức.
2. Tâm tình cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”:
a) Tâm tình:
– Lạy Cha: gợi lên tâm tình thân thương thân mật và gần gũi với Thiên-Chúa.
– Chúng con: gợi lên tâm tình mở rộng đón nhận tất cả những ai làm con Thiên-Chúa thì cũng nhận làm anh em với nhau.
– Ở trên trời: nhằm nói đến khoảng cách vô tận giữa loài người với Thiên-Chúa, nhưng Chúa Giê-su đã mặc khải với Chúa cha, là Đấng mời gọi chúng ta trở nên con thảo biết tin vào Người.
Vậy khi đọc những lời này, chúng ta cảm nghiệm được Thiên-Chúa ở gần chúng ta như Cha với con và chúng ta được diễm phúc làm con Thiên-Chúa, Đấng Tối Cao.
b) Nguyện xin:
– Làm cho Danh Cha vinh hiển: nghĩa là nguyện xin Chúa tỏ mình cho nhân loại để Thiên-Chúa được tôn vinh trong mọi người, ở mọi thời và mọi nơi.
– Triều đại cha mau đến: nghĩa là nước Chúa được hiển trị khắp nơi, để lập nên một thế giới mới, ở đó loài người được cứu rỗi.
– Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời: trời và đất mang tính định tín hơn mang tính định lượng. “Trời” tượng trưng cho phần vũ trụ, ở đó nước chúa hoàn toàn ngự trị. Chúng ta nguyện xin rằng “cõi trần thế” của chúng ta được trở nên như “cõi trời” vậy.
Như vậy, khi đọc những lời này trong kinh lạy cha, trước hết ta chia sẻ niềm tin vào Chúa Giêsu về nước chúa trị đến và đồng thời đặt mình qui phục quyền tối thượng của Thiên-Chúa, mong chờ mọi sự được hoàn tất.
3. Cầu xin:
– “Xin cha cho chúng ta hôm nay lương thực hằng ngày”:
Chúa dạy chúng ta phải xin lương thực cần cho cuộc sống như cơm ăn, áo mặc, nhưng không xin cho dự dật. Lời cầu xin này tác động chúng ta biết trông cậy và phó thác vào chúa nên không cần phải quá bận tâm tìm kiếm lương thực cho ngày mai. Lời cầu xin này cũng có thể áp dụng vào lương thực thiêng liêng như đức tin, Lời Chúa và Bánh Thánh Thể.
– “Xin tha tội cho chúng con…”:
Sự tha thứ cho anh em là điều kiện tiên quyết để được Thiên-Chúa tha thứ, vì vậy khi dâng của lễ: thì phải về làm hoà với nhau là vậy. Điều này nhắc nhủ chúng ta phải ý thức và thành tâm sám hối mỗi khi tham dự phụng vụ nhất là phụng vụ thánh thể để xứng đáng đón nhận ơn chúa hơn.
– “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”:
Sự cám dỗ ở đây không phải chỉ là việc bị lôi kéo, không kháng cự. Nhưng chính là sự thử thách do những thế lực thù địch với Thiên-Chúa gây nên, khiến chúng ta có nguy cơ đánh mất niềm tin vào chúa. Ta có thể hiểu:
+ Với lòng khiêm tốn thật tình, ta cầu xin chúa giúp ta tránh khỏi những thử thách nào khiến mình bị mất đức tin.
+ Nếu như cơn thử thách đang xảy ra, thì ta cũng cầu xin chúa đừng để ta lún sâu vào cơn cám dỗ mà không rút ra được.
– “Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”:
Sự dữ ở đây là những thế lực chống phá kế hoạch của thiên chúa. Nếu chỉ đơn độc, người ki-tô hữu hoàn toàn không đủ sức chống cự lại. Do d0ó ta phải cầu xin và tin tưởng vào Thiên-Chúa sẽ cứu ta thoát khỏi sự dữ.
4. “ Nếu anh em tha lỗi cho người ta…”
Ở đây trở lại việc xin tha thứ và nhấn mạnh đến việc ta phải tha thứ cho nhau: vì Thiên-Chúa tha thứ cho ta khi ta tha thứ cho kẻ khác. điều này cho ta thấy: Thiên-Chúa căn cứ vào lượng từ bi mà ta tỏ ra cho kẻ khác, để xét xử ta.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10