Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần XI Mùa Thường Niên (Mt 6:1-5.16-18) | Giáo Phận Phú Cường
Trường hợp Êlia biến đi thật kỳ diệu, hình như đã được các đồ đệ tô vẽ thêm cũng như tiểu sử của thánh Phanxicô Assisi được thêu dệt thêm trong tác phẩm “những bông hoa nhỏ” (âoretti). Một vị ngôn sứ có tâm hồn nóng như lửa như Êlia , thì chỉ có thể biến đi trong “lửa ” biểu tượng của Thiên Chúa : ông đã được nhấc bổng lên trong Thiên Chúa.. Elia trong Thiên Chúa. Giáo hội Đông phương mừng lễ ông : “Lạy thánh Êlia, cầu cho chúng tôi”…
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Tư Tuần XI Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mt 6:1-5.16-18
Noel Quesson – Chú Giải
Bài đọc I : 2 Cr 8,6-1 1
Ai gieo ít thì gặt ít. Ai gieo nhiều thì gặt nhiều
Như thế đức ái giống như việc gieo vãi. Hành động con người gia tăng và trở thành mùa gặt. Nhưng khi gieo vãi, người ta làm liều vì sẽ không biết sẽ gặt được gì, hay có được gặt không. Lạy Chúa, xin giúp chúng con cũng biết cho đi như vậy, rộng rãi không tính toán thu lợi.
Mọi người hãy cho theo như lòng đã định, không phải cách buồn rầu hoặc vì miễn cưỡng.
Chúa Kitô chỉ muốn “những người tự nguyện”.
Tôi nghĩ lại mọi đòi buộc… tôi có chịu đựng chúng vì bị ép buộc ? Hay là tôi đã quyết định trong lòng, không hối tiếc ?
Thiên Chúa yêu thương kẻ cho cách vui lòng.
Dứt khoát “niềm vui” là một trong các chủ đề của lá thư này. Nơi mỗi trang thư của thánh Phao lô, điều đó lại tái hiện. Tôi xét mình trước bổn phận phải vui mừng này !
Tôi đang thế nào ? Tôi có thường càu nhàu khép kín, âu sầu, phiền muộn, bi quan , cay đắng, bị dồn nén. . . không ? tôi có nỗ lực nào, để vui vẻ, hạnh phúc, cởi mở, lạc quan, để kích lệ người khác và chính mình không ?
Lạy Chúa, Chúa thích niềm vui, Chúa yêu kẻ vui vẻ ban tặng, xin hãy làm cho đời chúng con thành việc “tạ ơn” (Eucharistia trong tiếng Hy Lạp).
Thiên Chúa có quyền cho anh em được dư tràn mọi ơn phúc.
Lạy Chúa, xin hãy nói lại với Chúa…”Lạy Chúa, Chúa có quyền cho….”con rất cần được nghe lời này. Xin cảm tạ. Con suy gẫm. Con tin con thấm nhiễm lời này. Lạy Chúa, Chúa không bủn xỉn, Chúa ban phát dư tràn.
Để anh em vừa luôn sung túc mọi mặt.
Dư thừa biết bao, tin tưởng biết bao ! Luôn tất cả, trong mọi sự.
Vừa còn được dư dật để làm các việc phúc đức
Luôn cứ như thế này : đừng sợ cho đi, vì bạn đã được Thiên Chúa cung cấp đầy đủ để đến lượt bạn, bạn cũng cất cho người khác. Việc thu góp của cải Phaolô tổ chức để giúp đỡ người nghèo ở Giêrusalem, trở thành cách diễn tả sự dư tràn thiêng liêng mà Thiên Chúa ban cho. Người ban tặng trở thành thứa tác viên của lòng nhân hậu Chúa. Khi ban tặng dư dật, người ta nên giống như Thiên Chúa, thành “người mạc khải” Thiên Chúa. Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta không cần tính toán : muốn thành con Thiên Chúa phải bắt chước Người.
Anh em được giàu có mọi bề, để thi hành mọi việc bác ái qua tay chúng tôi, phúc đức đó sẽ làm phát sinh lời cảm tạ Thiên Chúa.
Như thế của bố thí, của ban tặng trở thành phương thế để người Kitô hữu tạ ơn Thiên Chúa, vì mọi sự họ đã lãnh nhận được và tôn vinh lòng nhân hậu Người.
Lạy Chúa, con gợi lên mọi sự con đã nhận lãnh bởi Chúa… con sẽ tạ ơn Chúa thế nào ? Bằng việc nên quảng đại để phục vụ, trong sự giản dị.
Đối với Phao lô, các Kitô hữu của ngài cho tiền, dù quẳng đại đi nữa, vẫn chưa đủ còn phải cung ứng cho những nghĩa cử của họ “một ý nghĩa sâu xa” một nghĩa của Thiên Chúa … một nghĩa cử “vươn lên tới Chúa”.
Bài đọc II : 2 V2,1-6.14
Hôm nay chúng ta sắp đọc một câu chuyện bóng bẩy và tiêu biểu thuật lại :
-Việc ngôn sứ Êlia biến mất, việc ông “lên trời”.
-Việc trao tuyên ngôn sứ cho đệ tử của ông là Elisê.
Đây làm sự việc xảy ra khi Giavê đưa Êlia về trời
Theo truyền thống Do thái, câu chuyện này đầy huyền bí, có một ý nghĩa rất quan trọng.
Vào thời Đức Giêsu, dân chúng tin tưởng trông đợi Êlia tái xuất hiện. Ong phải đến trước Đấng Messia. Vì thế dân chúng đã hỏi Gioan Tẩy Giả : ông có phải là Elia không ? (Ga 1,21). Vả chăng đó cũng là điều thiên thần đã nói với Giacaria lúc báo tin ngày Gioan Tẩy Giả ra đời :
“Em sẽ đầy thần khí và uy quyền của ngôn sứ Êlia” (Lc 1,17). Và một ngày kia Đức Giêsu sẽ nói : “nếu anh em chịu tin Thầy, thì ông Gioan chính là Êlia, người phải đến ” (Mt 11,14).
Đem so sánh các bản văn này để ta thấy rõ :
1. Không thể hiểu bản văn theo nghĩa đen (Gioan Tẩy Giả phải hay không phải là Êlia).
2. Nhưng phải giải thích như một ngôn ngữ mang tính tôn giáo (thật ra, theo truyền thống được báo trước, thì Gioan Tẩy Giả là vị ngôn sứ cuối cùng, trước Đức Giêsu còn hơn ngôn sứ nữa”).
Elisê xin với Êlia : “Xin cho con được gấp đôi về thần khí của ngài”.
Bấy giờ chúng ta biết rõ hơn thần khí của Êlia, đó là người biết nghe lời Thiên Chúa, người được sai đi làm nhiệm thử lập giao ước giữa Thiên Chúa và loài người . Có cả một dòng dõi “ngôn sứ” đã dám nhận công tác này trong lịch sử Êlia, Elisê, Ames, Osê, Isaia, Jérémia, Gioan Tẩy…và bao vị khác nữa.
Lạy Chúa, xin ban cho con “thần khí” này, Thần khí của Chúa.
Xin biến chúng con nên những con người thuộc giới thần linh, được biến dạng từ nội tâm, những con người mang “nguồn suối trong mình “, những con người làm “nước vĩnh cửu vọt lên : “Người nói về Thần khí mà các kẻ tin Người phải đón nhận”.
Thì nay một xe bằng lửa và các con ngựa lửa tách hai người ra.
Trường hợp Êlia biến đi thật kỳ diệu, hình như đã được các đồ đệ tô vẽ thêm cũng như tiểu sử của thánh Phanxicô Assisi được thêu dệt thêm trong tác phẩm “những bông hoa nhỏ” (âoretti). Một vị ngôn sứ có tâm hồn nóng như lửa như Êlia , thì chỉ có thể biến đi trong “lửa ” biểu tượng của Thiên Chúa : ông đã được nhấc bổng lên trong Thiên Chúa.. Elia trong Thiên Chúa. Giáo hội Đông phương mừng lễ ông : “Lạy thánh Êlia, cầu cho chúng tôi”.
Êlia luôn luôn sống động.
Trên ngọn núi Hiển Dung, Phêrô, Giacôbê và Gioan đã mục kích Đức Giêsu đàm tạo với hai ông . Môsê và Elia (Mt 17). Qua các trạng sách cụ thể này, chúng ta phải xác quyết niềm tin vào cuộc sống bên kia thế giới vào cuộc sống vĩnh cửu Mặc dù không tưởng tượng nổi tất cả những chi tiết nội tà cũng biết được sự chết không phải là điềm cuối cùng.
Tôi cầu xin với Môsê, Elia và các thánh. . . Tôi tưởng nghĩ đến vô số người đang sống trong Thiên Chúa đến các người thân của gia đình tôi.
Elisê lượm chiếc áo choàng của Êlia.
Nếu Êlia không chết, nếu ông sống với Thiên Chúa trên trời, chắc chắn ông sẽ tiếp tục sống ở trần thế, trong các người kế nghiệp ông, các đệ tử ông, các người đang theo đuổi sứ mạng ông. “Chiếc áo choàng của Êlia ” tượng trương vai trò ngôn sứ của ông choàng lên vai Elisê.
Liều mạng sống mình vì Thiên Chúa.
Ngày Nay, ai sẽ mặc chiếc áo choàng của Elia ?
Bài Tin Mừng : Mt 6,1.6-16-18 .
Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng chớ có phô trương cho thiên hạ thấy…Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em. Đấng ngự trên trời ban thưởng.
Đó là một nguyên tắc cốt yếu. Một-nguồn bình an vô biên. Sống nội tâm.
Đừng tìm kiếm lời khen ngợi, tán tụng, phần thưởng. . .
Đừng sợ khiển trách, sự lãng quên, thái độ phụ bạc.. .
Sống với Thiên Chúa , vì Người . . . trước mặt Người . . . hiện diện với người. Nhưng coi chừng, đừng vì thế mà sống khép kín, trong một thứ thỏa mãn kiêu căng nội tâm ; “Tôi có lý Thiên Chúa thuận theo tôi người nào khác muốn nghĩ sao thì nghĩ . Tư tưởng của Đức Giêsu hiểu như thế , có lẽ chỉ là bức biếm họa.
Trái lại, điều mà Người nhắm đến, đó là một lột bỏ hoàn. toàn bản thân để cho Thiên Chúa xét đoán, để cho Người hạch hỏi, để cho Người chất vấn. Đó là yêu sách rất mãnh liệt và triệt để hơn yêu sách của nhân loại : Làm hài lòng Thiên Chúa. . . yêu sách cực kỳ nghiêm chỉnh hơn là làm đẹp lòng con người ! Nhưng đó cũng là yêu sách mang lại sự bình an vô biên, vì nó hên hệ đến nội tâm…không tìm kiếm hư danh và lợi ích nhân loại.
Khi bố thí, cầu nguyện ăn chay đừng biểu diễn như trong hội trường… cốt để người ta khen.
Bạn hãy tránh sử dụng các cử chỉ bên ngoài trước mắt thiên hạ, trong việc thực hành tôn giáo, với mục đích chỉ nhằm đề cao bạn.
Thật là tệ hại ! Những cử chỉ đẹp nhất của tôn giáo đích thực (bố thí, cầu nguyện, ăn chay) lại mất đi ý nghĩa, khi người ta chỉ còn tìm kiếm chính mình.. . Đạo đức giả là một tệ hại nhất, vì nó làm sai lệch một nhân đức cao cả nhất, và khiến những con người đơn thành lãng bỏ Thiên Chúa.
Lạy Chúa, chớ gì không một việc bác ái, không một tác động đạo đức nào của con, lại góp phần làm người khác lãng quên Chúa.
Khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay mặt làm… Khi cầu nguyện, hãy vào phòng đóng cửa lại… Khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm.
Đức Giêsu dặn dò, phải cẩn mật tối đa.
Chớ gì công việc bác ái, cầu nguyện của anh không ai trông thấy, những hy sinh của anh không lộ diện. . . khiến không người nào có thể nhận ra, ngoại trừ Thiên Chúa.
Chắc chắn Nhóm Pharisêu thời Đức Giêsu là những người đáng ca ngợi về nếp sống mực thước và thái độ trung thành của họ… Điều Đức Giêsu khiển trách họ, không phải là việc thiện họ làm, nhưng là cách họ thi hành , nhằm rút ra những bài học cho các người khác. Trong ý hướng đó luôn luôn có những Pharissêu . . . ngay trong mọi người chúng ta đâu có một Pharisêu, khi ta ta đề cao mình trên hết.
Như thế, cần mạnh dạn thực hành những lời khuyên của Đức Giêsu : Làm những việc bác ái đích thực mà không ai nhận thấy và ta cố quên mình đi. . . Cầu nguyện trong một nơi rất hẻo lánh đến nỗi không ai có thể chứng kiến thời gian ta cầu nguyện tại đó… Từ chối những lợi lộc, hy sinh những danh vọng ta có thể mơ ước, mà không ai có thể đoán nhận ra.
Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công ích cho anh.
Tôi rất thích lời định nghĩa hoàn toàn giản đơn về Thiên Chúa như thế : Đấng thấu suốt những gì kín đáo”…
Đó là một quan niệm rất phổ thông về Thiên Chúa. Nhiều Người đơn sơ cũng có ý tưởng như trên về Thiên Chúa. Quan niệm này đôi khi bị xem sai lệch ý nghĩa đích thực của nó, khi người ta sử dụng theo nghĩa tiêu cực : “Coi chừng ! Thiên Chúa đang dõi theo bạn, cho dù bạn có ẩn giấu”. Đó là Thiên Chúa. Ong Ba bị đe dọa dám trẻ con ! Ta cần ghi nhận, chính Đức Giêsu muốn dùng quan niệm trên với nghĩa tích cực : đó không hẳn là một Thiên Chúa chỉ phạt những gì bậy bạ bị giấu diếm, nhưng đó là Thiên Chúa biết xem xét và tưởng thưởng tất cả. . những gì còn kín đáo, tất cả những gì con người không biết nhận ra ! Một Thiên Chúa diệu kỳ ! Một Người Cha tuyệt diệu !
Thiên Chúa luôn quan tâm để ý ! Người Cha đầy lòng nhân hậu và tế nhị ! Người Cha không quên tất cả những gì ta đã hành thiện… nhất là, ngay khi chính chúng ta lại đã lãng quên.
Giáo phận Nha Trang – Chú Giải
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Lòng đạo đức đích thực được diễn ra qua ba yếu tố chính của lòng đạo đức Do Thái giáo : bố thí (6,1-5): cầu nguyện (6,5-15); và ăn chay (6,16-18). Một cách mặc nhiên. Chúa Giêsu muốn nói lên rằng các việc đạo đức này là quan trọng và vì thế, phải trành đừng làm giảm giá trị của chúng. Phải thực thi những việc đó không phải “trước mặt người ta” nhưng trước mặt Thiên-Chúa.
2. Sau khi trình bày sự công chính mới trong các lĩnh vực điều răn, chúa giêsu đề cập tới nền đạo đức mới: phải thi hành những việc đạo đức thế nào cho phù hợp với tinh thần của chúa kitô. Những lời khuyên bảo của chúa giêsu về những việc đạo đức được bao gồm ba chiều kích:
– Đối với tha nhân: bố thí.
– Đối với Thiên-Chúa : cầu nguyện.
– Đối với bản thân: chay tịnh.
Ba chiều kích này tiêu biểu cho cả cuộc sống.
Điều cốt yếu trong cả ba trường hợp vẫn là sống thật:
Sống trước mặt Thiên-Chúa với ý hướng ngay thẳng và thi hành ý chúa.
3. Bài Tin Mừng hôm nay chỉ nói đến việc bố thí và ăn chay:a) Bố thí: khi bố thí, chẳng những không rao cho mọi người biết (khoe khoang) mà phải âm thầm khiêm tốn đến mức không cho tay trái biết việc của tay phải làm, nghĩa là không tìm tự mãn, tự hãnh diện vì việc mình làm. Qua giáo huấn này, chúng ta hiểu rằng:
– Làm việc bác ái từ thiện không phải là những việc nên làm để được Thiên-Chúa đền ơn hoặc dương danh trước mặt người đời, nhưng là bổn phận của mọi người sống trên trần gian này. Vì của cải (mọi sở hữu của ta) trên trái đất này là của chúa ban cho mọi người, và mọi người đều được hưởng dùng vì mỗi người đều là người quản lý của chúa.
– Thực thi bác ái là cách đền đáp lòng yêu thương của Thiên-Chúa là cha chúng ta, như Chúa Giêsu đã dạy: “những gì các con làm cho những kẻ bé mọn này là các con lảm cho chính ta”.
b) Ăn chay:
Ở Ít-ra-en, việc ăn chay là một dấu chỉ tang tóc. Quả vậy, người ta có ghi nhận được một dịp ăn chay tưởng niệm đền thờ bị tàn phá. Nhưng những người do thái đạo hạnh còn biết đến một lý do buồn thảm khác nặng nề hơn so với đại họa dân tộc, đó là tội lỗi, sự chết hẳn không còn với Thiên-Chúa hằng sống.
Như thế ăn chay là dấu chỉ sự ăn năn sám hối sâu xa. Bởi thế, ngoài dịp ăn chay tập thể vào ngày đại lễ toàn xá (Lv 16,29-31), một số người do thái đạo hạnh vẫn duy trì nhiều ngày ăn chay đánh tội khác nữa, chẳng hạn giới biệt phái mỗi tuần ăn chay hai lần; và người ta còn thêm những dấu chỉ buồn thảm khác phù hợp với việc chay tịnh: không tắm rửa, không xức nước hoa.
Xuất xứ từ gốc do thái, hội thánh ngày nay vẫn còn duy trì thực hành thói quen ăn chay này. Nhưng theo sự hướng dẫn của Chúa Giê-su qua tin mừng hôm nay, việc ăn chay không nên quan trọng hoá các dấu chỉ bề ngoài, bởi lẽ chúng dễ tạo “tiếng tăm” bên ngoài hơn là để cho được chúa khen thưởng.
– Chúng ta cần dựa vào luật ăn chay vào các ngày thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh, cũng như luật kiêng thịt ngày thứ sáu để tỏ lòng ăn năn sám hối và đền tội.
– Ngoài ra chúng ta cũng cần ăn chay và cầu nguyện vào những ngày quan trọng để dọn mình đón nhận ơn chúa theo mẫu gương Chúa Giê-su ăn chay 40 đêm ngày trước khi ra giảng đạo. Nhưng phải ăn chay với ý hướng ngay lành, khiêm tốn và kín đáo (xức thuốc thơm trên đầu, mặt mũi tươi tỉnh): bề ngoài không ai biết mình ăn chay, chỉ cần cha trên trời biết mà thôi. Vì chúa thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho.
– Hằng ngày chúng ta có thể ăn chay bằng những việc khổ chế:
+ Khổ chế ngoại quan: mắt, mũi, miệng, tai, tay chân… để chế ngự bản thân ngăn ngừa thói hư tật xấu.
+ Khổ chế nội quan: kìm hãm trí nhớ, trí tưởng tượng, tình cảm… khi chúng cản trở việc cầu nguyện hoặc khi chúng dẫn đến tội lỗi.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10