Chú Giải Tin Mừng Thứ Ba Tuần XI Mùa Thường Niên (Mt 5:43-48) | Giáo Phận Phú Cường
Hai hình thức : cầu nguyện và hoạt động. Êlia không bàn cãi vâng nghe Lời Chúa: Một con người toàn vẹn, hết lòng với Chúa và cũng hết tình với anh em nhân loại. Một con người đủ khả năng sống liên hệ với Đấng vô hình trong cầu nguyện, cũng có thể dấn thân liều mạng để phục vụ công lý “sứ mạng” của ông phát xuất từ một nguồn mạch thâm sâu là : sự chiêm niệm. Chính Thiên Chúa, Đấng ông chiêm ngắm, thúc đẩy ông hành động…
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Ba Tuần XI Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mt 5:43-48
Noel Quesson – Chú Giải
Bài đọc I : 2 Cr 8,1-9
Trong đoạn này Phaolô ám chỉ tới việc thu tiền, việc quyên góp ngài đã tổ chức trong các cộng đoàn ngài thiết lập để giúp cộng đoàn ở Giêrusalem. Tình huynh đệ không ở trên mây, nhưng được cụ thể hóa.
Anh em thân mến, chúng tôi tỏ cho anh em biết về ân huệ Thiên Chúa đã ban cho giáo đoàn xứ Macêđonia.
“Ơn huệ ” này, là đã tặng ban của cải họ, đã làm việc bác ái cho các anh em nghèo túng hơn. Không gì ngoài ơn thánh Thiên Chúa giúp.
Trong nhiều nỗi gian truân thử thách, họ được tràn đầy vui mừng. Và cảnh cùng cực thẳm sâu của họ lại trở nên kho tàng phúc hậu.
Đây là những người nghèo, đã ban phát cho những người nghèo hơn. Chúng ta lại thấy nghịch lý, bề ngoài là mâu thuẫn về cuộc sống theo các phúc thật : chán nản, vui mừng. . . nghèo khó , quảng đại . . . (chết sống = phục sinh) Lạy Chúa, xin giúp con biến đổi tất cả như thế , biến thử thách thành vui mừng, theo mầu nhiệm Phục sinh của Chúa.
Tôi làm chứng rằng : họ đã tự động nài ép tôi cho họ được ân huệ tham dự vào việc phục vụ các thánh, tùy sức họ, và quá sức họ nữa.
Như thế, không cần phải quyên cúng… năn nỉ… Chính các Kitô hữu đề nghị. Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tự nguyện phục vụ Chúa.
Tôi mời gọi anh em hãy làm chứng cho lòng chân thành bác ái của anh em : vì anh em biết lòng quảng đại của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, mặc dù giàu sang Người đã nên thân phận nghèo khó đề nhờ việc nghèo khó của Người, anh em nên giàu có.
Để thuyết phục người Côrintô tham gia cuộc lạc quyên, Phaolô trực tiếp đưa ra luận chứng thần học và đạo lý. Nó không giản dị là vấn đề nhân ái và liên đới nhân sinh, lý do là : bắt chước Chúa Kitô. Theo thánh Phaolô, luân lý Kitô giáo là tái tạo những sự kiện và những hành động của Chúa Kitô. Khi chia sẻ, khi tự ý nên nghèo khó, người ta tiếp nối điều Chúa Giêsu đã làm. Dù giàu sang, Người đã nên thân phận nghèo khó ? Đó là ý nghĩa của một trong ba lời khấn của các tu sĩ trong Hội Thánh. Nhưng đây cũng là ý nghĩa của mọi hành động bác ái chân thật.
Khi thực hiện một nghĩa cử tầm thường sà sà mặt đất như “cho tiền” chẳng hạn tôi kéo dài việc nhập thể của Chúa Kitô. Trước khi thực hiện một áp dụng cụ thể nào, như Phaolô trước hết tôi dùng thời giờ để chiêm ngưỡng Chúa Giêsu nghèo, dù Người giàu sang. Tôi có mương tượng ra sự nghèo khổ của Chúa Kitô… những hạ nhục, khinh miệt, hiểu. lầm, và sự tuân phục thân phận con người, dù Người là Thiên Chúa ! Người vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã làm cho mình hoá ra không” (Pl 2,6).
Đàng các, sự khó nghèo này không phải là một thái độ bệnh hoạn ( vì nghèo như vui thích hành hạ mình ! ) : Sự nghèo khó của Chúa Giêsu nhắm một mục tiêu tích cực. Người nên nghèo khó “vì chúng ta” để chúng ta “nên giàu có”, không phải sự thiếu thốn là tốt mà chính là vì nó cho phép chia sẻ .
Lạy Chúa, Chúa mong con chia sớt gì ? Xin cho con được can đảm và vui vẻ tự động làm điều đó.
Bài đọc I : 1 V 21,17-29
Lời của Giavê phán với ngôn sứ Elia rằng : “Trỗi dậy… xuống gặp vua Acab !”
Cũng là lời của Thiên Chúa, Đấng đã truyền cho Elia rút lui vào hoang địa sống cô tịch, và đi đến với loài người.
Hai hình thức : cầu nguyện và hoạt động. Êlia không bàn cãi vâng nghe Lời Chúa: Một con người toàn vẹn, hết lòng với Chúa và cũng hết tình với anh em nhân loại. Một con người đủ khả năng sống liên hệ với Đấng vô hình trong cầu nguyện, cũng có thể dấn thân liều mạng để phục vụ công lý “sứ mạng” của ông phát xuất từ một nguồn mạch thâm sâu là : sự chiêm niệm. Chính Thiên Chúa, Đấng ông chiêm ngắm, thúc đẩy ông hành động.
Chính lúc cầu nguyện một mình mà nghe được tiếng Chúa sai đi : “Hãy trỗi dậy và đi đến người này !
Vận động công việc kia !
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con thần trí và lòng can đảm của Êlia, vị ngôn sứ của Chúa.
Xin giúp chúng con biết lắng nghe Người, để chúng con cũng nghe thấy tiếng van nài của những anh em đang cần công lý.
Ngươi đã giết người và bây giờ ngươi còn tích thu của cải… Bởi vậy, chính nơi chó đã liếm máu Naboth, chó cũng sẽ liếm máu của ngươi.
Truyền đạt một sứ điệp khủng khiếp.
Lạy Chúa, xin ban cho Hội Thánh ngày nay, lòng can đảm như thế để bênh vực nền công lý và các kẻ nghèo khó.
Xin ban cho tất cả các Kitô hữu lòng hâm mộ công lý.
Ngươi đã làm sự dữ phật lòng Giavê.
Lý do tôn giáo. Lý lẽ để can thiệp là Thiên Chúa.
Ngày nay, đôi khi người ta chỉ trích Hội Thánh can thiệp vào các vấn đề xã hội. Khi người ta nói về công lý là nói về Thiên Chúa.
Lạy Chúa xin mở rộng tâm hồn chúng con biết thực thi những gì đẹp lòng Chúa và cho chúng con biết chống lại các điều làm phật lòng Người.
Tôi duyệt xét lại cuộc đời cụ thể của tôi về khía cạnh này.
Khi Acab nghe các lời của Êlia, ông ăn năn thống hối.
Người ta không ngờ được việc này.
Kìa Acab nhìn nhận tội mình và hối hận. Là chứng nhân của nền công lý, giờ đây Elia trở nên chứng nhân của lòng thương xót. Xét về mặt nhân loại, ông không giữ một chút thù hận nào trong thâm tâm.
Thực sự chúng ta biết Thiên Chúa không hăm dọa để mà hăm dọa : “Đức Giavê không muốn cho tội nhân phải chết, nhưng muốn hối cải để được sống”.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con, ngay trong các cuộc chiến đấu, hiểu biết được sự công bình và lòng nhân ái.
Bởi nó đã hạ mình xuống trước mặt Ta, Ta sẽ không giáng họa vào ngày đời nó, nhưng vào ngày đời con nó, Ta sẽ giáng họa trên nhà nó.
Đây còng là một điều đáng ngạc nhiên không phù hợp với tâm trạng chúng ta ngày nay. Tuy nhiên, ta cũng biết có thể có những tội lỗi phải đền bù lâu dài về sau. Đó là trách nhiệm nặng nề mà mọi thế hệ phải biết lãnh lấy cho thế hệ mai này. Ai mà biết được mai ngày con cháu chúng ta có đền bù được những thờ ơ của các nước giàu mạnh chúng ta, hiện đã không thực thi công bình đích thực với các nước kém mở mang. Xin thương xót chúng con.
Bài Tin Mừng : Mt 5,43-48
Anh em đã nghe Luật dạy : yêu bạn, ghét thù”. Còn Thầy, Thầy bảo anh em : “Phải yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.
Không có câu nào trong Cựu ước đòi hỏi phải ghét kẻ thù. Ở đây, Đức Giêsu muốn ám chỉ tới thái độ của đa số những người đương thời.
Ta lại có cảm tưởng như Đức Giêsu “hủy bỏ “. . . nhưng đâu phải thế ! Đúng ra, Người đến “kiện toàn ” những gì đã manh nha trong Do Thái giáo, cũng như trong lòng mọi người : đó là tình yêu, lòng nhân ái . . . vẫn là ước vọng lớn lao của con ‘ người.
Nhưng ta cũng phải thú nhận : có một trường hợp khiến tình yêu trở nên khó thực hiện. Đó là trùng hợp chính ta lại là nạn nhân của ai đó, khi họ làm hại ta. Đức Giêsu nhìn thẳng vào vấn đề : Người nói ngay đến “kẻ thù ! ” còn chúng ta, chúng ta ưa nói quanh co : “nhưng, tôi đâu có kẻ thù nào”! Do đó, cần phải chấp nhận ánh sáng sống động và mạnh mẽ mà Đức Giêsu rọi chiếu trên thực tế .
Thực ra, mọi người đâu có giống tôi, luôn tấn công và đụng chạm đến sự an toàn của tôi. “Điều mà tha nhân khác biệt tôi” thường làm tôi phiền lụy và như muốn loại bỏ tôi. Đặc tính khác và cá tính của tôi” đó thường làm tôi bực dọc, hao mòn và giết hại tôi. Cách nhìn, kiểu nói, cung cách đối đó . . làm tôi phát khùng.
Còn Thầy, Thầy bảo anh em : “Phải ‘ yêu thương kẻ thù” “Hãy cầu nguyện cho những người đó… những kẻ không ngừng tấn công anh em”.
Thế đó cần phải dám thực thi những điều Đức Giêsu nói với ta.
Không nên đợi đến ngày mai. Ngay lúc này, bạn hãy ngừng suy niệm. . . Hãy điểm tên và cầu nguyện cho những kẻ đang oán giận bạn, những kẻ không yêu bạn, những kẻ làm hại bạn. . . Bạn hãy thực thi điều đó mọi ngày trong đời sống, để chu toàn Lời của Đức Giêsu dần dà không có điều gì lại không có thể được biến đổi.
Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời mọc lên : soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên kẻ dữ cũng như người lành.
Mô hình lý tưởng của Thiên Chúa.
Yêu thương những kẻ không yêu ta. . đó là bắt chước Thiên Chúa. Làm ơn cho những kẻ làm hại ta, đó là việc làm thuộc về Thiên Chúa … điều đó đòi hỏi một mức độ trưởng thành đặc biệt… Vì- khi báo thù, vẫn có một cái gì còn ấu trĩ , non trẻ, một sự thiếu tự chủ. Con người cần phải vươn cao tới mức độ của Thiên Chúa, là Đấng thi ân giáng phúc cho mọi người, không lệ thuộc vào một giới hạn, một sự thất vọng hay một lợi ích nào cả. Yêu, yêu, yêu:.. không giới mức.
Vì nếu anh em chỉ yêu thương kẻ yêu thương mình thì anh nào có công chi ? Ngay cả người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao ? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu ?
Lạy Chúa, Chúa yêu cầu chúng con vượt qua những tình cảm tự nhiên hàng đầu của mình. Chung quanh chúng con, luôn có một vòng người đầu tiên, dễ dàng yêu thương hơn.. đó là những người giống chúng con, những người đáp trả tình yêu của chúng con, những người suy tưởng như chúng con, những người cùng một môi trường, một xứ sở, một dòng giống, một tôn giáo, một xu hướng chính trị…như chúng con Đức Giêsu nói : “Không thể dừng lại ở đó ! như thế chưa đủ”.
Lạy Chúa, xin mở rộng tâm hồn con, giúp nó có khả năng mang chứa một tình yêu phổ quát, không dừng lại ở một biên giới, một hạn chế nào.
Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha của anh em, Đấng ngự trên trời là Đấng hoàn thiện.
Nếu. tôi loại trừ chỉ một người khỏi tình yêu tôi, thì tôi cũng không thể có một tình yêu hoàn hảo được. Vì con người tôi không yêu thương đó, lại là kẻ Chúa luôn yêu thương.
Chính Thiên Chúa yêu thương cách tuyệt đối. Người yêu cả kẻ thù nghịch. Người yêu những kẻ không yêu thương Người.
Anh hãy yêu thương kẻ thù nghịch mình, như Thiên Chúa thường thể hiện như thế cách hoàn hảo.
Giáo phận Nha Trang – Chú Giải
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
Về luật bác ái, Chúa bảo chúng ta phải đi xa hơn nữa : chẳng những phải tha thứ mà còn phải yêu thương kẻ thù nữa.
1. “Hãy yêu kẻ thù” :
– Đó là noi gương Thiên-Chúa Cha : “Đấng cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt”, hầu trở nên con cái đích thực của Người. Như vậy, yêu thương thù địch là dấu chỉ con cái Thiên-Chúa.
– Đó là cách biến kẻ thù thành bạn.
– Đó là chứng tích cho tình yêu Thiên-Chúa.
– Lý do yêu kẻ thù vì kẻ thù cũng là đối tượng tình yêu của Thiên-Chúa.
Như vậy, Thiên-Chúa yêu thương tội nhân, trong đó mỗi người chúng ta, đến hy sinh Con mình để chết thay cho họ, thì tình yêu tha nhân của Ki-tô hữu phải vượt quá luật tự nhiên, đạt tới bậc trọn hảo là nhìn thấy nơi mọi người, dù là kẻ thù, người anh em mà Chúa yêu thương.
2. “Cầu nguyện cho những người ngược đãi anh em” :
– Cầu nguyện là dấu chỉ chắc chắn về sự tha thứ. Vậy để chứng tỏ chắc chắn cho những ai là kẻ thù của mình, thì cần phải cầu nguyện cho họ, ước mong sự tốt cho họ. Điều này muốn nói lên rằng : bác ái Ki-tô giáo đòi hỏi chúng ta chẳng những hòa thuận với kẻ thù mà còn đi lại với họ, chịu đựng họ, giúp đỡ họ và làm ơn cho họ nữa.
– Chính Chúa Giê-su quá hiểu : đó là điều rất khó thực hành, nên Người đưa ra hai lý do để khuyến khích các môn đệ thực hiện :
– Gương của Chúa Cha trên trời : Người ban phát ơn lành cho mọi người, không phân biệt kẻ lành người dữ, kẻ ngay người gian; theo mẫu gương đó, tình yêu môn đệ của Chúa Giê-su phải vượt qua giới hạn của gia đình, họ hàng dân tộc, để vào đại gia đình của Thiên-Chúa, nơi đó tất cả chúng ta là con cái và anh em với nhau.
– Các con cái Nước-Trời có nhiệm vụ vươn mình lên cao hơn lương dân và tội nhân : những người này thường niềm nở với bạn hữu và thân thuộc của mình thôi.
Điều này nhắc nhủ chúng ta :
– Khi nào thấy khó chấp nhận, khó đi lại, khó giúp đỡ và nhất là khó yêu thương những kẻ gây tác hại cho mình, thì cần suy niệm lòng tốt, tinh thần quảng đại và tình yêu tha thứ của Chúa đối với mình và đối với tội nhân, chúng ta sẽ được khích lệ và sức mạnh để yêu thương kẻ thù.
– Đàng khác, ý thức nhiệm vụ của mình là phải sống tốt, sống cao thượng và sống yêu thương anh em hơn tình yêu của lương dân và tội nhân, chúng ta sẽ cảm nghiệm cần phải nỗ lực, cố gắng bỏ mình để sống bác ái cách phổ quát và quảng đại hơn.
– Khi nào chúng ta chỉ yêu thương và giúp đỡ những ai yêu thương và giúp đỡ mình thì khi đó chúng ta không hơn gì những lương dân và tội nhân, vì những người này chỉ niềm nở cho những ai niềm nở với mình và đón tiếp những ai là bạn hữu và thân thuộc với mình thôi.
3. “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em ở trên trời là Đấng hoàn thiện” :
Hoàn thiện, nên Tháng, là bổn phận của người môn đệ, nhưng phải hoàn thiện theo mẫu gương của Thiên-Chúa là Đấng hoàn thiện. Điều này đòi hỏi chúng ta phải chiêm ngắm liền lấy gương tốt lành của Chúa Giê-su qua những việc Người làm và những lời Người nói để chúng ta nỗ lực mỗi ngày tiến tới sự hoàn thiện hơn.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10