Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (Mt 11:25-30) | Giáo Phận Phú Cường

Chú Giải Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (Mt 11:25-30) | Giáo Phận Phú Cường

Thành ngữ . “vào lúc ấy” thường là công thức về văn phong mà các sách Kinh dùng làm lễ đã thêm vào để bắt đầu một đoạn Tin Mừng một cách tự nhiên hơn. Nhưng ở đây là một ngoại lệ, nó có trong bản văn của Mát-thêu. Vậy trong bối  cảnh nào mà lời cầu nguyện chúng ta sắp đọc được đưa vào?..

Chú Giải Tin Mừng
Chúa Nhật Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu – Năm A
TIN MỪNG: Mt 11:25-30

Noel Quesson – Chú Giải

Vào lúc ấy, Đức Giêsu cất tiếng nói…

Thành ngữ . “vào lúc ấy” thường là công thức về văn phong mà các sách Kinh dùng làm lễ đã thêm vào để bắt đầu một đoạn Tin Mừng một cách tự nhiên hơn. Nhưng ở đây là một ngoại lệ, nó có trong bản văn của Mát-thêu. Vậy trong bối  cảnh nào mà lời cầu nguyện chúng ta sắp đọc được đưa vào?

“Lúc ấy” là một thời điểm bi đát. Đức Giêsu sống trong một bầu khí căng thẳng và thất bại. Ở chương 11 thánh Mát-thêu vừa mô tả sự “hoài nghi” của Gioan Tẩy trong nhà tù : “Thầy có đúng là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác ? “Đức Giêsu kế đó đã  thuật lại cách thức mà những  kẻ  đồng thời với Người đã từ chối ông Gioan vị ẩn sĩ khổ hạnh và cả Đức Giêsu Đấng Hằng Sống nhân từ (11,16-19). Rồi Đức Giêsu lên án nghiêm khắc những thành phố bên bờ hồ Ti-bê-ri-a đã không đón nhận sứ điệp và các phép lạ của Người. Nhiều người trong hoàn cảnh thất bại này hẳn sẽ rơi vào sự thất vọng và chán nản. Vả lại, đây là một “bài ca vui mừng” trào dâng từ đôi môi Người. Vậy tâm tình thầm kín của Đức Giêsu là gì ?

Lạy Cha là Chúa Tể trời đất…

Trong một vài dòng, chúng ta nghe Đức Giêsu gọi Thiên Chúa là “Cha” năm lần. Chúng ta đã quá quen nên không nhận thấy rằng cách gọi Thiên Chúa này mở ra một cuộc cách mạng tôn giáo thật sự. Những nhà chú giải đã tìm trong toàn bộ Kinh Thánh và tất cả văn chương Do Thái trước Đức Giêsu chưa bao giờ từ ngữ ấy, “Cha” được dùng một cách tuyệt đối và dùng để cầu khẩn trực tiếp Thiên Chúa. Không một Thánh Vịnh nào dám gọi Thiên Chúa một cách thân mật

Như  thế. Những người Do Thái, ngày nay cũng thế, bởi lòng tôn kính, không dám phát âm cái tên khôn tả của Thiên Chúa nhưng dùng mọi cách nói tránh, ví dụ như : “Đấng Hằng Hữu, xin chúc tụng…” Dường như  các tông đồ không thể nghĩ ra một từ ngữ như  thế, bởi họ cũng là người Do Thái, nếu như  họ đã không  nghe thấy trên đôi môi Đức Giêsu đang cầu nguyện. Và đằng sau từ ngữ ấy, ngày hôm nay đã trở thành thông thường, chúng ta nhận ra tiếng “Abba !” trong ngôn ngữ A-ra-men. Đây là một từ âu yếm của các con nhỏ dùng nói với cha chúng, tương đương với chữ Ba (Bố) của chúng ta. .

Cha ! Ba, Chúa của trời đất !

Sự đối chiếu của hai khía cạnh ấy của Thiên Chúa thật cảm động. Đây là Thiên Chúa cao cả, Tạo Hóa của toàn thể vũ trụ ! Lạy Chúa, xin ban cho chúng con theo gương Chúa có đủ hai thái độ cầu nguyện ấy : sự đơn sơ của tình cảm…sự  tôn thờ chân chính . . .

Con xin ngợi khen Cha…

Động từ Hy Lạp dùng ở đây là “exomologeisthai” có nghĩa là “xưng thú”, “tuyên xưng công khai đức tin” “dâng lời ngợi khen”, “cảm tạ”. . Như thế, giữa những thất bại trong việc rao giảng, đây là một lời cầu nguyện ngợi khen tràn ngập linh hồn . . . một  thứ thánh thể “.

Và chúng ta không thể không ngạc nhiên bởi sự giống nhau đáng ngạc nhiên giữa lời Đức Giêsu cầu nguyện với bài ca ngợi khen (Magnificat) của Mẹ Người. “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng. . . ” . Cả hai bài kinh này đều được cấu kết bằng những ẩn dụ trong Kinh Thánh (Châm ngôn 8,9 ; Xi-ra-cít 51,1-30 ; Khôn ngoan 6,9 ; Đa-ni-en 7,13-l4). Và cả hai ca hát niềm vui của những người nghèo khó mà Thiên Chúa ưa thích.

Vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng mạc khải cho người bé mọn.

Đức Giêsu cầu nguyện và đi từ đời sống cụ thể của Người. Người đi từ sự  thất bại mà các kinh sư và các Thầy dạy Luật đã gây ra cho Người. . . từ sự tiếp đón mà Người đã nhận từ những người khiêm nhượng và nghèo khó. Còn tôi thì sao ? Tôi có cầu nguyện từ’ đời sống và những lo lắng của tôi ? Tôi có dám thử tìm ra “lời để ngợi khen” giữa những hoàn cảnh bất lợi đang làm tổn thương tôi ? Khi đọc lời kinh này của Đức Giêsu người ta có thể bị đụng chạm bởi cảm tưởng Thiên Chúa “giấu giếm” một điều gì đó cho một số  người  Và mạc khải điều đó cho những người khác ! Trong toàn bộ Cựu ước, chúng ta tìm thấy ngôn ngữ Sê-mít này rất mạnh xem ra bất chấp tự do của con người. Ví dụ như, chính Thiên Chúa làm cho “lòng vua Pha-ra-on thành ra chai cứng” (Xuất hành 9,12). Công thức này muốn diễn tả tất cả không ngoại trừ, hoàn toàn tất cả đều phụ thuộc vào Thiên Chúa, nhưng đúng là con người phải chịu trách nhiệm về những sự khước từ của mình, mà không phải là Thiên Chúa. Chính vì thế người ta tìm thấy công thức rõ ràng là trái ngược : “Vua Pha-ra-on làm cho lòng mình ra chai cứng (Xuất hành 8,11). Dĩ nhiên ở đây vấn đề không phải là Đức Giêsu cám ơn Cha Người về việc truyền giảng thất bại và Người cũng không đổ cho Thiên Chúa sự thất bại ấy… Nhưng với sức mạnh trong ngôn ngữ mà chúng ta không còn sử dụng nhưng đã được điển hình hóa về mặt văn hóa, Người cám ơn Cha Người vì đám đông không học vấn đã tiếp đón Lời trong khi những người trí thức, than ôi lại tha hồ bị kẹt cứng trên sự chắc chắn của họ. . Chúng ta còn nhận thấy rằng đây không phải là một thứ kết án trí tuệ. Nhưng Đức Giêsu thừa nhận rằng thông thường trí tuệ quý báu của con người thực ra sẽ dẫn tới

chỗ kiêu ngạo mù quáng vì tự phụ. Lý trí con người là khả năng phi thường để con người hiểu biết những sự vật của thế giới này và thiết lập những quy luật khoa học. . . nhưng lý trí bị giới hạn trong thế giới, và không thể nhận ra Nước Thiên Chúa bởi chỉ ánh sáng duy lý. Thánh Phaolô sẽ nói  về đức tin như một thứ điên rồ” : “Tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa” (1. Cô-rin-tô 2,1). “Lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ,. nhưng cái điên rồ của Thiên Chúa còn hơn cái khôn ngoan của loài người . . . ” ( 1 Cô-rin-tô 1,18-30).

Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha.

Để giải thích sự tiếp nhận của những người bé mọn và nghèo khó, đối diện với sự khước từ của các người thông thái và tự mãn, Đức Giêsu không phân tích khuynh hướng tâm lý và đức hạnh của họ. Người lập tức cho rằng đặc quyền của- những kẻ bé mọn là “lòng nhân từ của Thiên Chúa ” . Họ không tốt hơn những người khác  nhưng vì  họ chịu thua thiệt, họ đặc biệt lôi kéo “lòng nhân hậu của Chúa Cha. Đó là một tư tưởng bền bỉ của Đức Giêsu : bạn là kẻ tội lỗi . . . bạn bị coi chẳng ra gì. . . bạn bị khinh bỉ bạn, bị đè bẹp… Cha của Đức Giêsu nhìn bạn với một tình yêu thương đặc biệt.

Cha tôi  đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha ; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ  người Con và kẻ mà người Con muốn mạc khải cho.

Một lần nữa, phải nhận thức về lòng tự hào không chịu nổi của ông Giêsu người Na-da-rét. Người khẳng định có mối liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa và chính Người là một người nghèo giữa những người nghèo. Vả lại, Người dám nói rằng không một ai biết Người. Không một ai có thể thâm nhập vào căn tính sâu xa của Đức Giêsu trừ Chúa Cha ! Và, ngược lại Đức Giêsu thực sự cho rằng chỉ có Người biết được  Thiên Chúa !

Trong những công thức ấy, người ta nhận ra những tư tưởng thường được  Thánh Gioan hòa điệu : “Không ai đến Chúa Cha mà không qua Thầy” (Gioan 14,6). Khi các Công đồng của thế  kỷ thứ IV và thứ V định nghĩa Đức Giêsu như  Thiên Chúa thật, và người thật”, khi các Công đồng ấy định nghĩa Ba Ngôi với sự bằng nhau về bản tính của Chúa Cha, Chúa Con và . Chúa Thánh Thần, thì các Công đồng ấy chỉ nói lại bằng những từ ngữ chính xác hơn điều mà các sách Tin Mừng và giáo lý tiên khởi đều đã khẳng định. Một bản văn nhân bản văn này, trong số nhiều bản văn khác, chứng tỏ rằng những giáo huấn về Chúa Giêsu đã đồng hóa “con người này” với “Đức Chúa Giavê . Phải, những người Do Thái đã gán cho con người Giêsu những câu nói chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa : “Không ai biết Tôi ngoài Thiên Chúa . . . và không ai biết Thiên Chúa ngoài Tôi . . . “Vả lại, giả thuyết những người Do Thái “thần linh hóa” một người Do Thái quả là một điều không có thật.

Trong các tôn giáo khác của Đế quốc La Mã, có thể nghĩ đến những con người, ví dụ như những Hoàng đế đã được thần linh hóa. Nhưng điều này không thể nghĩ ra được trong môi trường Do Thái : họ thờ phượng một Thiên Chúa độc nhất siêu việt không thể diễn tả, mà người ta không bao giờ dám gọi tên ! Kết hợp Đức Chúa Giavê với một con người, dù người này là ai là một sự  phạm thánh ghê tởm.

Để đi đến điều đó, cần phải có những sự bó buộc mạnh mẽ trên bình diện các “sự kiện” và những “lời” của Đức Giêsu; tác động đến những người đã là các chứng nhân.

Phần chúng ta, sau 2000 năm, chúng ta chiêm niệm mầu nhiệm kỳ diệu ấy với nhiều sự đơn sơ và tôn thờ ? Con người mà người ta thấy ăn bánh và quả ô-liu là người nông dân bé mọn ở Na-da-rét đã từng đốt lửa trên bờ hồ, là người mà người  ta đã thấy lúc khóc và lúc cười, lúc tức giận và lúc đói khát… Một con người mà ban đêm người ta nghe thấy tiếng ngáy trong những lúc cắm trại ở giữa cảnh trời sao diễm ảo. . người ta đã nghe Người trong lúc cầu nguyện, đã gọi Thiên Chúa “‘Abba ? ” . Và , với một vẻ bề ngoài tầm thường nhất, người  khẳng định : “Không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con… và kẻ mà Người Con muốn mạc khải cho !”. Mạc  khải ? Thật vậy, người ta chỉ biết Thiên Chúa qua điều mà Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta!

Mạc  khải . Một cách hiểu biết khác với sự nhận thức duy lý Thiên Chúa không được chinh phục sau một quá trình suy luận thông thái. Thiên Chúa được tiếp đón trong một tấm lòng nghèo khó : “Thầy sẽ chỉ cho con bí mật của Thầy nếu  con yêu mến Thầy Điều đã bị giấu đối với các bậc khôn ngoan và thông thái được mạc khải cho người bé mọn ! Người ta không đổ đầy một cái chén đã đầy rồi  phải có một tấm lòng trống trải để Thiên Chúa tìm được chỗ cho Người. Phải có một trí tuệ khiêm tốn để Thiên Chúa bày tỏ Người ra. Lạy Chúa, xin tạo ra trong chúng con sự sẵn sàng để đón nhận mạc khải.

Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, .vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì  ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.

Đức Giêsu khẳng định rằng “ách tôi êm ái và gánh tôi nhẹ nhàng. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng Tin Mừng có những yêu sách rất mạnh mẽ. Điều quan trọng là không nên giản lược những yêu sách ấy. Nhưng Đức Giêsu tự giới thiệu như đầy sự  hiền hậu và khiêm nhường” : Người là lòng nhân hậu của Thiên Chúa nhập thể. Lúc đó có thể nói sự hoàn thành những yêu sách ấy xuất phát từ bản chất của hữu thể . Rõ ràng Người đến đề nghị một cách sống mới cho những người không thể mạng gánh  nặng của Luật pháp” tức những người nghèo và những người tội lỗi.

Các ngôn sứ đã loan báo rằng Thiên Chúa từ chối viết Luật

trên các bảng đá, theo cách ở bên ngoài của con người, nhưng Người sẽ viết Luật trong lòng người : đó là sự loan báo của Tân ước (Giê-rê-mi-a 32,31-34). Chúng ta nhận thấy sự  nhất quán của tư tưởng ấy. Luôn luôn là vấn đề những người “nhỏ ‘bé”, hèn mọn. Đức Giêsu, chính là Thiên Chúa cao cả, Con của Đức Chúa trời đất, đến chia sẻ sự đau khổ của những người nghèo, để giải thoát họ khỏi những đau khổ ấy. Người đề nghị làm nhẹ bớt những gánh nặng của chúng ta. Phải luôn suy niệm thấu đáo hình ảnh này : người nào mang gánh nặng nề… dừng lại một giây lát để đặt gánh xuống ! Và đây là điều Đức Giêsu đề nghị chúng ta : “Thầy sẽ cho anh em nghỉ ngơi bồi dưỡng !”.

Giáo phận Nha Trang – Chú Giải

” Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng “

BÀI TIN MỪNG : Mt 11, 25 – 30

I / Ý CHÍNH :

Bài Tin Mừng hôm nay gồm mấy ý tưởng sau đây :

+ Chúa Giêsu nói một lời tạ ơn Chúa Cha ( 11, 25 – 26 ) .

+ Chúa Giêsu tự mạc khải Người đồng bản tính với Chúa Cha ( 11, 27 ) .

+ Chúa Giêsu mời gọi người ta sống theo luật của Người, luật ban sự sống đời đời ( 11, 28 – 30 ) .

II / SUY NIỆM :

1 / ” Lạy Cha là Chúa trời đất …” :

+ Lạy Cha : khi cầu nguyện, Chúa Giêsu thường xưng tụng Thiên Chúa là Cha, ” Chữ Cha” thường được dùng trong đời sống thân mật gia đình . Vì thế do lòng kính trọng, người Do thái không dám gọi Thiên Chúa là Cha . Cách xưng hô của Chúa Giêsu ở đây là một điều mới lạ đối với dân Do thái .

Khi xưng hô như vậy, Chúa Giêsu muốn nêu nên sự thân mật giữa Người với Chúa Cha, như tâm tình đơn sơ, chân tình, không chút sợ hãi của người con đối với Cha mình chính Chúa Giêsu cũng chuyển thông tâm tình này cho các môn đệ và cho chúng ta khi Người dạy kinh lạy Cha chúng con ở trên trời tâm tình này biểu lộ sự thân mật và gần gũi giữa Thiên Chúa và loài người .

+ Chúa trời đất : đây là lời xưng hô có tính cách long trọng chứng tỏ điều Chúa sắp tuyên bố thật là điều quan trọng .

+ Con xưng tụng Cha : Chúa Giêsu xưng tụng Chúa Cha vì Người nhận ra rằng sự thất bại đối với người khôn ngoan, nhưng lại thành công đối với những kẻ bé mọn, là điều tương ứng với chính bản chất của công cuộc Người thực hiện để phục vụ nhân loại và cứu vớt những kẻ nghèo hèn, một hạng người bị giới quyền cao kinh bỏ .

+ Vì Cha đã dấu : kiểu nói ” Dấu” ở đây không mang ý nghĩa là Chúa Cha từ chối, không cho những người hiền triết tự mãn, cho mình đã biết, nên ” Những điều ấy” không mở ra cho họ biết được ngược lại những kẻ bé mọn vì có lòng đơn sơ khó nghèo và có lòng khao khát nên ” Những điều ấy” được bộc lộ ra cho họ biết, và đó là ý muốn của Chúa Cha . Ơ đây chúng ta liên tưởng đến trường hợp người mù từ bẩm sinh ( Ga 9, 39 ) ” Ta đến để thế gian đặt lại vấn đề cho kẻ mù trở nên sáng và người sáng trở nên kẻ mù” .

+ Những người hiền triết và khôn ngoan : ở đây có ý chỉ những người học thức, có chuyên môn và có thẩm quyền trong lãnh vực tôn giáo ( Is19, 14 . 1 Cr 1, 29 ) .

+ Những kẻ bé mọn : ở đây chỉ những người nghèo khó trong tinh thần Bát phúc ( Tv 19, 8 . 116, 6 ) chỉ đám thường dân và những người tội lỗi . Trái với những người Biệt phái chỉ tìm hiểu theo mặt chữ với tính cách vật chất và thuần lý .

+ Những điều ấy : ở đây có ý nói đến tổng quát toàn thể công trình mạc khải của Chúa Giêsu, tức là giáo huấn của Ngài .

2 / ” Mọi sự đã được Cha Ta trao phó cho Ta …” :

Ơ đây Chúa Giêsu tự mạc khải Người đồng bản tính với Chúa Cha .

+ Không ai biết Con trừ ra Cha, và không ai biết Cha trừ ra Con : ” Biết ” ở đây không hiểu theo nghĩa tri thức thông thường nhưng là biết cách thâm sâu ( St 4, 1 . 17, 25 ) ” Biết ” ở đây đồng nghĩa với yêu mến gồm ý chí tình yêu và cảm giác, nghĩa là tất cả mọi hình thức của trí tuệ, con tim đều tham dự vào tri thức đó .

Đây là một mạc khải về thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, vì không một tạo vật nào có thể nào biết ( theo nghĩa thâm sâu ) được Thiên Chúa . Nếu có một người nào biết được Người thì người đó phải là Thiên Chúa . Ơ đây Chúa Giêsu biết Chúa Cha, nên Ngài đồng bản tính với Thiên Chúa Cha .

+ Và kẻ Con muốn mạc khải Chúa : ở đây muốn nói chúng ta biết về Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu Kitô mạc khải cho người mạc khải về Thiên Chúa bằng lời nói là các lời giảng thuyết, bằng hành động là các phép lạ và bằng chính con Người của Người .

3 / ” Tất cả hãy đến với Ta …” :

Ở đây Chúa Giêsu mời gọi mọi người đến làm môn đệ Người, tức là sống theo Người .

+ Khó nhọc và gánh nặng : liên hệ với Mt 23, 4 thì khó nhọc và gánh nặng ở đây không nhằm chỉ những đau khổ vất vả và thử thách của đời sống bằng có ý chỉ gánh nặng của việc tuân giữ luật các có vụ hình thức do người Do thái tạo ra .

+ Ta sẽ bổ sức cho : ” Bổ sức” ở đây có ý nghĩa làm cho ta đạt tới cứu cánh của đời sống là sự sống đời đời . Vì thế, ” Bổ sức” vừa có tính cách giải thoát : ” Tội con đã được tha” vừa có tính cách ban sức mạnh : ” Đừng sợ, Ta đã thắng thế gian ” ( Mt 9, 27 ; Ga 14, 30 ; 16, 33 ) vì chỉ có Chúa Giêsu mơi nói và làm được như vậy .

4 / ” Hãy mang lấy ách của Ta …” :

+ ” Ách” : người Do thái thường dùng để chỉ lề luật của Thiên Chúa ( Hc 6, 24 – 30 ) . ách không phải lúc nào cũng nặng nề vì huấn cách nói tới cả niềm vui của ách nữa ( Hc 51, 20 – 27 ) .

+ Ách của Ta : ở đây cho thấy Chúa Giêsu không miễn chuẩn cho ta khỏi hy sinh cố gắng khi tuân giữ luật của Người nhưng Người bảo ta giữ luật của Người theo tinh thần của Tám mối phúc để thay thế cách giữ luật vì luật và vì hình thức của người Do thái .

+ Vì Ta hiền lành và khiêm nhường : ở đây Matthêô dùng kiểu nói hiền lành như ở mối phúc thứ hai . Điều này chứng tỏ không những Chúa Giêsu dạy ta mà chính Người cũng là kiểu mẫu của sự hiền lành và khiêm nhường cho chúng ta nữa .

 5 / ” Ách của Ta thì êm ái …” :

Ơ đây Người không có nghĩa Chúa Giêsu đòi hỏi ít hơn khi phải giữ luật của Người, nhưng Người đòi hỏi theo cách khác . Quả vậy tình yêu là cho ách và gánh trở nên êm ái và nhẹ nhàng . Chính thánh Augustinô đã nói ” Nơi nào có tình yêu ở đó không có gian khổ” .

III / ÁP DỤNG :

A / Áp dụng theo Tin Mừng :

Giáo Hội đặt bài Tin Mừng này trong ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu là để chúng ta suy tôn tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta qua việc Chúa Giêsu tự mạc khải Người là Thiên Chúa, và qua việc Người mời gọi chúng ta đến với Người bằng cách tin vào Ngài và sống theo tinh thần của Ngài để Ngài bổ sức cho .

B / Áp dụng thực hành :

Nghe Lời Chúa nói :

 1 / ” Lời Cha là Chúa trời đất” : Chúa Giêsu xưng hô Thiên Chúa là Cha và người đã thông ban cho các môn đệ và chúng ta sống tâm tình Cha con này mỗi khi câu nguyện để được cảm nghiệm Thiên Chúa gần gũi chúng ta .

 2 / ” …mạc khải cho những kẻ bé mọn” : Chúa muốn chúng ta phải có tâm tình khó nghèo, đơn sơ, chân thành và khao khát để được Chúa mạc khải mỗi khi học hỏi, suy niệm và tiếp xúc với Lời Chúa, với giáo lý của Chúa .

3 / ” Cha đã che dấu không cho những người hiền triết và khôn ngoan biết ” : nếu chúng ta giữ tâm trạng tự mãn như những người tự cho mình là hiền triết và khôn ngoan thì không thể hiểu được giáo lý của Chúa .

 4 / ” Hãy mang lấy ách của Ta” : Chúa muốn chúng ta sống theo luật Chúa để được bình an trong tâm hồn và được nâng đỡ bổ sức trên đường về quê trời .

 5 / ” Ách Ta thì êm ái” : sống theo tinh thần Chúa không phải là vất vả, nhưng nhờ lòng mến Chúa thì sự vất vả ấy trở nên nhẹ nhàng và êm ái .

LỊCH SỬ LỄ THÁNH TÂM CHÚA

 A / khi Chúa Giêsu chịu treo trên Thập giá, thánh Gioan đã nhấn mạnh đến vết thương ở cạnh sườn ( Ga 19, 43 ) đã thấy máu cùng nước chảy ra như muốn nói rằng : đó là dấu chỉ cao độ của tình thương  

B / Trước thế kỷ 12 Giáo Hội có thói quen tôn kính các vết thương của Chúa Giêsu, nhưng từ Thế kỷ 13, thì bắt đầu tôn kính trái tim Chúa coi như nơi tập trung của tình thương .

C / Thế kỷ 17 năm 1695, Margarita, nữ Tu thuộc dòng Đức Mẹ đi viếng ở Paray – le – Monial ( Pháp ) đã được Chúa hiện ra phán bảo ; ” Đây là trái tim đã yêu mến loài người quá sức” . Rồi Chúa truyền phải phổ biến lòng tôn sùng trái tim Chúa trên khắp thế giới , Giáo Hội dùng việc cổ động tôn sùng này như một phương tiện chống các lý thuyết sai lầm lan tràn vào thời đó của phái Calvinisme và Janse’nisne chủ trương Thiên Chúa khắc nghiệt, không có lòng thương mọi người . Vì thế Giáo Hội thấy càng phải đề cao lòng thương của Chúa .

Đ / Cuối thế kỷ 18 : Giáo Hội lập lễ kính thánh tâm Chúa Giêsu .

E / Ngày nay, lễ kính thánh tâm được định vào ngày thứ sáu sau Chúa nhật thứ II lễ hiện xuống . Theo quyết định của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thì được kính trọng thể lễ thánh tâm vào Chúa nhật kế tiếp ngày thứ sáu vừa nói trên …

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỀN TẠ

Mục đích việc kính thờ trái tim Chúa Giêsu là việc đền tạ . Đền tạ gồm hai phần :

1 / Kính thầy mến thay cho kẻ không kính mến .

2 /Và dâng lên Chúa những lời ngợi khen ăn năn đau đớn thế cho những kẻ không ngợi khen mà còn xúc phạm đến Chúa nữa.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.