Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần X Mùa Thường Niên (Mt 5:20-26) | Giáo Phận Phú Cường
Có vài điều thuộc về Chúa phản ánh trên khuôn mặt tôi. Tôi là “phản ánh ” của Chúa. Vậy tôi có một giá trị khôn sánh. Tôi quan trọng. Tôi không phải chỉ là thành quả của ngẫu nhiên. Trong tôi, có sự thông phần vào cái vô cùng của Thiên Chúa. Vào vinh quang Chúa : Khi tôi thông sáng, đây là phản ánh trí thông minh thần linh… Khi tôi yêu, đây là phản ánh tình yêu thần linh . . . Khi tôi tích cực hoạt động, chính Đấng tạo hoá nhờ tôi đang tác tạo…
Chú Giải Tin Mừng
Thứ Năm Tuần X Mùa Thường Niên
TIN MỪNG: Mt 5:20-26
Noel Quesson – Chú Giải
Bài đọc I : 2 Cr 3,15-4,6
Phaolô tiếp tục tự vệ, đối với các viên chức cửa cựu ước. Khi người ta tấn công và tố cáo người, người tự vệ : nhưng khi tất cả lập luận của người đều dựa trên Chúa Kitô chứ không dựa vào mình.
Cho đến nay, mỗi lần đọc sách Môsê vẫn còn có cái màn che lòng con cái Israel. Nhưng khi người ta đã trở lại cùng Chúa màn ấy mới được cất đi.
Phaolô dùng một luận chứng dễ hiểu đối với những người Do thái tấn công Người. Thật vậy, trong Kinh thánh, Người ta trình bày Môsê xuống núi có mạng che, để khỏi thấy ánh quang của khuôn mặt đã trở nên rực rỡ vì tiếp xúc với Thiên Chúa. Phaolô rút ra từ đó một kết luận khác : người Do thái luôn ở màn che này, vì họ chỉ có được sự hiểu biết nhạt nhòa về lời Chúa.
Chỉ mình. Chúa Kitô mới cho phép giải thích được toàn bộ Cựu ước.
Chúa là Thần linh và ở đâu có Thần linh Chúa, ở đấy có tự do.
Phaolô mạnh mẽ xác quyết rằng Người tự do.
Đây là gia sản quý báu nhất của Người.
Con cũng muốn được tự do, Lạy Chúa, thứ tự do nội tâm bởi Chúa mà đến. Xin giải phóng con. Con cảm thấy đau đớn vì mọi xích xiềng, mọi giới hạn của con.
Chúng ta phản ánh vinh quang của Chúa… được biến hóa giống hình ảnh Chúa, xứng với tác động của thần linh Chúa.
Sự tỏa sáng nơi khuôn mặt Môsê trong Cựu ước là đặc ân chỉ cho một người. NGÀY NAY nó là sứ vụ của mọi tín hữu .
Đây là những xác quyết rất mạnh !
Tôi muốn lập lại, chấp nhận Tin…
Có vài điều thuộc về Chúa phản ánh trên khuôn mặt tôi. Tôi là “phản ánh ” của Chúa. Vậy tôi có một giá trị khôn sánh. Tôi quan trọng. Tôi không phải chỉ là thành quả của ngẫu nhiên. Trong tôi, có sự thông phần vào cái vô cùng của Thiên Chúa. Vào vinh quang Chúa : Khi tôi thông sáng, đây là phản ánh trí thông minh thần linh… Khi tôi yêu, đây là phản ánh tình yêu thần linh . . . Khi tôi tích cực hoạt động, chính Đấng tạo hoá nhờ tôi đang tác tạo…
Bởi thế chúng tôi không ngã lòng… không hề vì xấu hổ mà đành lặng thinh.
Đây là niềm “tin tưởng” sự “kiên định” của Phao lô.
Không dùng mánh lới làm sai lời Thiên Chúa.
Thánh phaolô nói : Không, chớ gì người ta đừng tố cáo tôi về điều đó.
Ta có thể nói như thế được không ?
Lạy Chúa, xin cho chúng con ơn đừng bóp méo lời Chúa, đừng phản bội lời Chúa bằng đời sống chúng con.
Vì không phải chúng tôi rao giảng chính mình, nhưng giảng Đức Giêsu Kitô là Chúa. Còn chúng tôi thì chỉ xưng mình là tôi tớ anh em vì Đức Giêsu.
Đó là một tôi tớ. Đó là thừa tác viên của Chúa Giêsu. Không một đề cao cá nhân. Đâu là một chủ đề thường xuyên nói Phaolô : ngài biết mình yếu đuối, nguyên do của quá nhiều khốn khổ nơi chúng ta, lại chẳng phải vì chúng ta quá dựa vào sức riêng của mình sao ? Từ khước mọi cách “làm rồi”, mọi việc “rao giảng chính mình, để chỉ “rao giảng” Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa chiếu sáng trong lòng chúng ta, dẫu làm sáng tỏ sự hiểu biết về vinh quang của Người trên tôn nhan của Đức Giêsu Kitô.
Đọc lại đoạn này chậm chậm…
Bài đọc II : 1V 18, 41-46
Ông Elia trèo lên đỉnh núi Camêrô, cúi mình xuống đất, gục mặt vào hai đầu gối.
Elia bắt đầu cầu nguyện. Một lần nữa, để làm việc đó ông bước vào nơi cô tịch. Ong trèo lên một ngọn núi. Khởi sự trong tư thế tập trung. Nói được rằng không còn gì ngoài ông nữa, ông sấp mặt sát đất với thái độ cung kính thâm sâu.
Các người Phương Tây đã bỏ cung cách cầu nguyện như thế. Một số giới trẻ đang khám phá lại theo truyền thống của người phương Đông.
Chúng ta cũng cần một số cử chỉ để giúp chúng ta cầu nguyện . Không nên coi thường chúng. Bởi vì thực ra toàn thân ta có thể giúp hay cản trở việc cầu nguyện.
Hãy nhìn về phía biển “không có gì hết”. Hãy trở lại bảy lần.
Rõ ràng Êlia trong khi cầu nguyện mong được một ân huệ Chúa ban.
Sau một thời đại, hạn lâu dài, giờ đây ông cầu mong một cơn mưa phúc lộc để chấm dứt nạn đói. Thật vậy, bởi vì toàn dân đã từ bỏ các ngẫu tượng, thì nay là thời buổi tha thứ. Nhưng việc này không thực hiện một mình hay một lời cầu nguyện mau lẹ chóng qua mà được Elia phải kiên trì và xin ơn kiên trì. Bảy lần. Người ta phải tin nghe lời Đức Giêsu : “Phải cầu nguyện không ngừng và đừng nản lòng”. Lạy Chúa, có nhiều lần con cảm thấy chán nản. Tưởng rằng một lần là đủ. Cứ tưởng tượng rằng cần hối cải một lần là đủ.
Đến lần thứ bảy, người đệ tử thưa : “Kìa có một vết mây nhỏ bằng bàn tay người, từ phía mọc lên”.
Thường thường chúng ta không mục kích được việc Chúa chấp nhận lời cầy của ta . Đối với Elia, một chút mây cỏn con bằng bàn tay khó có thể hứa hẹn một cơn mưa ! Nhưng ông biết giải thích những “dấu chỉ thời tiết” như Đức Giêsu sẽ nói, ông thấy rằng đây là sự thực hiện lời Thiên Chúa hứa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con thấy rõ , khám phá được cách thức Người nhận lời chúng con, và biết đoán nhận những dấu chỉ nhỏ bé mà Người tỏ ra cho chúng con .
Thoáng trong chốc lát trời tối sẫm những mây, gió thổi mạnh và có mưa lớn.
Đối với một dân tộc, ngóng đợi từ nhiều tháng hạn hán, thì mùa mưa đến là một hứa hẹn mang lại sự sung túc. Cơn mưa trông đợi từ lâu sẽ làm tiêu tan nạn đói. Đối với các dân miền thôn dã, mưa tự nó mang một ý nghĩa sinh tồn sâu đậm : nước đem lại sự sống… Nơi nào thiếu nước sức sống như ngừng lại và tiêu tan. Nơi nào nhiều nước, sức sống phát triển tràn trề.
Đức Giêsu đã lấy lại biểu tượng này trong các đoạn Tin Mừng mà Người loan báo .”Nước hằng sống” . Và trong phép Thanh Tẩy, sự dìm xuống nước cũng là hình ảnh của sự sống và các ân huệ – thần linh và Thiên Chúa ban xuống dồi dào trên chúng ta.
Lời cầu nguyện xin ơn.
Chính lời cầu nguyện của Êlia đã dâng Thiên Chúa ban xuống cho dân các ân huệ này.Cần có những người cầu nguyện cho thế giới. Đó là nhiệm vụ của những người chiêm niệm và tận hiến.
Chúng ta có hiểu được ích lợi không thể thay thế được của những kẻ như Êlia khi họ rút lui lên núi Camêlô để cầu xin cho thế giới không.
Tôi có thường cầu xin cho thế giới không ?
Bài Tin Mừng : Mt 5,20-26
Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và nhóm Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.
Đó là câu diễn tả chủ chốt cho toàn bộ việc khai triển tiếp theo. Cần phải tiến bộ. Cần phải có một thái độ hoàn hảo hơn thái độ của ta :
Các Kinh sư : những tiến sĩ Luật, có khả năng và kiến thức để dạy Lề Luật cho dân chúng. Đó là những ông thầy, những luật gia Do Thái, chính thức giảng dạy Đạo Do Thái, và cũng đảm nhận một số phận vụ xét xử.
Nhóm Pharisêu : nhóm người đạo đức sốt sắng, không chấp nhận thái độ khó khăn, tầm thường thiêng liêng. . . Đó là những người có lập trường triệt để và không chịu thỏa hiệp với ngoại giáo của đế quốc Rôma xâm lược .
Các môn đệ của Đức Giêsu, những con người nghèo khổ giản đơn và thiếu học vấn, làm sao có thể so đo được với những kẻ thông giỏi , những chuyên viên nhiệt tình về lề luật được ? Thế mà, không chút nghi ngờ. Đức Giêsu lại đòi hỏi các môn đệ sống hơn họ : phải ăn ở công chính hơn. Ngài không đề cập đến một thứ khác biệt nhau về cấp độ nhưng một khác biệt về bản chất.
Anh em đã nghe Luật dạy người xưa : “Chớ giết người, Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : ai giận anh em mình, thì cũng đáng bị đưa ra toà rồi.
Đây là thí dụ thứ nhất về việc “kiện toàn”, Luật cũ .
Chắc chắn, cần phải trung thành với Luật cũ : bởi vì, khi cấm giết người Luật đã muốn dẫn con người tới tình trạng ít sử dụng bạo lực và tăng cường yêu thương hơn.
Thực ra đó cũng là một sự trao đổi toàn diện : Đức Giêsu đòi ta cần phải vượt qua từ’ thực hành mang tính hình thức đến một thái độ nội tâm hóa với yêu sách cao hơn. Điều làm hư hỏng tâm hồn từ bên trong, trước tiên không phải là thái độ giết người (ta có thể giết người mà không muốn ! )…nhưng đó là sự thù hằn (ta có thể thực sự giết hại anh em mình, mà không cần gây đổ máu).
Vậy, nếu khi anh em sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh thì để của lễ tại đó trên bàn thờ, đi làm hòa với người ấy đã, rồi hãy trở lại dâng lễ vật của mình.
Lòng thảo kính đối với Thiên Chúa chỉ có thể đích thực nếu trước hết ta yêu mến anh em mình : “Ai nói “tôi yêu mến Thiên Chúa ” mà lại không thương yêu anh em mình, thì đó là người dối trá. Luật đã quy định , phải dâng lễ vật trước bàn thờ: Đức Giêsu không nói việc dâng lễ vật đó không tốt nữa. Nhưng Người đòi hỏi nó phải đích thực !..
và phải khám phá lại bậc thang giá trị cách đúng đắn : theo đó , điều quan trọng không nhất thiết phải đặt nặng các quy luật phụng vụ (hãy lễ vật của anh lại, con vật được tuyển chọn ; hoa quả đầu mùa), dưới chân bàn thờ, nếu anh chưa để ý giải tỏa những phiền hà do việc tế tự gây ra. Đó là điều rất mới mẻ ! Đối với Đức Giêsu bác ái huynh đệ đích thực, trong đời sống hằng ngày, còn đi trước cả việc phụng tự Thiên Chúa : hay có thể nói đó là một cách phụng sự Thiên Chúa : cách phụng sự mà Người mong đợi trước nhất.
Anh em hãy mau mau dàn xếp với đối phương khi còn đang trên đường đi với họ.
Hãy nhanh nhẹn làm hoà với đối phương.
Đức Giêsu rất thực tế. Ơ đây, Người đưa ra trường hợp một người mắc nợ với một người khác… đang bị áp giải đến trước tòa án, và có nguy cơ phải vào tù. Và Đức Giêsu nói : Hãy cố lợi dụng thời gian còn lại để làm hòa với đối phương”.
Như thế, tình yêu mà Đức Giêsu đòi hỏi vượt khỏi những liên đới tự nhiên của ta : Người đòi hỏi ta phải giao hoà ngay cả với “đối phương”. Ngày nay ta nói nhiều đến những cuộc xung đột, những mối căng thẳng. Đức Giêsu cũng đã đề cập tới. Nhưng ta luôn đề cao việc triệt hạ kẻ khác để giải quyết cuộc xung đột: Còn Đức Giêsu không chấp nhận giải pháp đó. Người ca tụng việc hòa giải ? Đó mới là nét mới lạ của Tin Mừng.
Giáo phận Nha Trang – Chú Giải
NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG :
1. Bài Tin-Mừng này ghi lại lời Chúa Giê-su đòi hỏi các môn đệ : muốn được vào Nước-Trời thì phải sống công chính hơn hơn các kinh sư và biệt phái . “Nếu anh em không ăn ở hơn các kinh sư và biệt phái thì sẽ chẳng được vào Nước-Trời”.
Sự công chính ở đây phải hiểu trước hết là công chính do tin vào Chúa Giê-su (ơn Thiên-Chúa) sau đó mới đến ăn ở theo lòng tin ấy (theo nghĩa luân lý , đạo đức ) . Điều này Chúa đòi hỏi chúng ta phải tin vào Chúa Giê-su và sống theo như Người dạy thì mới vào được Nước-Trời .
2. “Anh em đã nghe luật dạy người xưa …” :
Kiểu nói phản đề này đưa ra trường hợp điển hình về điều răn thứ năm : cấm không được làm hại tha nhân và phải muốn sự lành cho mọi người. Đó là sự công chính mới, sự công chính được kiện toàn. Điều luật cũ vẫn còn : chớ giết người; nhưng Chúa Giê-su đòi nó phải đi sâu vào nội tâm và kiểm soát cả đến ước vọng và những động lực thầm kín nhất của con người. Điều này Chúa dạy chúng ta :
– Cần phải loại trừ mọi bạo lực và nỗ lực yêu thương hơn.
– Cần phải tránh những thái độ, những ý nghĩ giận ghét tha nhân vì nó xúc phạm đến tha nhân và gây tổn hại cho các mối quan hệ trong cộng đoàn.
3. “Vậy nếu khi anh em sắp dâng lễ vật …” :
Việc bất bình ở đây hiểu thế nào ?
– Có thể xảy ra trường hợp một người thù ghét chúng ta mà không vì lỗi chúng ta. Đó không phải là vấn đề ở đây. Chính Chúa Giê-su cũng đã có những kẻ thù hung dữ, tàn bạo, tuy người không hề có lỗi gì với họ. Vậy đừng lo lắng khi mình khám phá ra chung quanh mình có người nào đó cư xử với chúng ta như là có điều gì đó bất bình với chúng ta, mặc dầu chúng ta không làm điều gì phiền lòng họ. Trong trường hợp này, nếu chúng ta có thể đi bước đầu dàn xếp sự việc thì càng tốt; nếu không thể làm điều đó, hãy giao phó sự việc cho Chúa.
Nhưng điều Chúa Giê-su đòi hỏi là : để đến gần Chúa, chúng ta không được là nguyên nhân phát sinh bất công hay thiếu bác ái làm đau lòng người anh em. Điều này Chúa muốn dạy chúng ta :
– Nếu có bất hòa xảy ra, thì phải mau chóng đi làm hòa ngay. Sự làm hòa này cần thiết và cấp bách như một điều kiện cần phải làm trước khi làm việc phụng thờ Thiên-Chúa.
– Không những không được thù oán, gây bất hòa với ai, mà còn không được là đối tượng cho lòng thù oán mà chúng ta có thể gây ra cho kẻ khác.
– Ngay ở đời này, chúng ta phải cố hòa giải với Chúa bằng cách sống hòa thuận với nhau; chờ đợi đến đời sau, kẻo sẽ gặp án phạt rất nghiêm ngặt vì đời này là chổ tha thứ, đời sau là nơi thưởng hay phạt.
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10